Chủ đề: Bạn đọc sách thế nào ??
-
24-05-2008, 06:27 PM #41Junior Member
- Ngày tham gia
- Sep 2015
- Bài viết
- 0
@ccom:Vâng, em cũng đồng ý với cách nghĩ của anh "rút ra kinh nghiệm như vậy và chia sẻ cùng các bạn thôi" còn việc áp dụng thì phải linh hoạt và phụ thuộc vào từng người. Cũng có lẽ em chưa đọc kĩ bài của anh nên đã suy nghĩ có phần sai lệch, có gì mong anh bỏ qua ! [IMG]images/smilies/Cry.gif[/IMG]
Dạo này em đang ôn thi, cũng tích lũy được một số kinh nghiệm trong việc đọc sách nên muốn chia sẻ với mọi người. Kinh nghiệm đầu tiên đó là: Một cuốn sách cho dù có dễ hiểu đến đâu, nhưng muốn áp dụng được kiến thức trong sách đó thì phải nắm rõ như trong lòng bàn tay vậy. Biện pháp tốt để thực hiện điều đó chính là học thuộc lòng.
[B]Vậy phải học thuộc lòng như thế nào ? Câu trả lời là "Chia cuốn sách thành các đối tượng kiến thức hoàn chỉnh và học một cách tóm lược"
a) Cơ sở lý luận:
- Phải học từng đối tượng kiến thức hoàn chỉnh vì: quá trình nhận thức " đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng " thông qua các giai đoạn: cảm giác, tri giác, biểu tượng, khái niệm, phán đoán, suy luận. Để có thể phán đoán ( khẳng định sự vật có thuộc tính này hay không), suy luận ta cần phải nắm được khái niệm ( Hình ảnh hoàn chỉnh về sự vật với tất cả đặc điểm của nó ). Mỗi đối tượng kiến thức hoàn chỉnh sẽ cho ta một khái niệm như vậy. Ví dụ: Bài Cách mạng tháng 8 sẽ cho ta khái niệm hoàn chỉnh về cách mạng tháng 8. Nếu nắm được khái niệm đó khi nhắc tới nó ta sẽ thấy nó rất rõ ràng như một sự vật cụ thể, còn ngược lại thì cảm thấy nó rất mông lung, khó phân biệt.
Nhận định này phần nào tương tự với lời khuyên " học phải có hệ thống " và cách học hệ thống lại chương trình mà thầy cô giáo vẫn làm khi cho ôn tập.
Có thể sử dụng nhận định này một cách sáng tạo hơn như sau: khi gặp một sự vật, hiện tượng mới mà ta còn chưa rõ. Hãy chủ động tìm hiểu thêm thông tin về nó, liên hệ nó với các sự vật hiện tượng khác để biến nó từ một thông tin nhỏ thành một "khái niệm" rõ ràng.
- Chỉ cần học một cách tóm lược vì: Xuất phát từ kinh nghiệm cho thấy, một vấn đề khi đã hiểu rồi, chỉ cần nhắc lại một chi tiết nhỏ về nó, ta cũng đã có thể nhắc lại khá đầy đủ nội dung của nó mặc dù chưa hề bỏ công sức ra học thuộc lòng. Khi học thuộc lòng, cái khó nhớ thường không phải nội dung các ý mà là quan hệ giữa các ý, ý nào trước ý nào sau, ý nào thuộc về phần kiến thức nào. Và đó chính là cái cần phải học thuộc lòng. Vì vậy thay vì học thuộc từng câu từng chữ, hãy tinh giản bài học đến mức tối đa và học thuộc trật tự của nó.
b) Biện pháp áp dụng:
Em vốn là người rất lười, trước giờ nghe đến học thuộc lòng là em rất nản. Giờ đến lúc thi không thể không vận động được, song tính lười nổi lên, em vấn cố lợi dụng máy tính xem có cách nào giúp học thuộc nhanh hơn không. Và em tìm ra được một cách. Và thực sự nếu không tìm được cách đó, thì đống lý thuyết ở trên chỉ là bỏ đi. Nội dung phương pháp là sự kết hợp hai chương trình sau đây:
- Onenote ( dùng cho việc tổ chức tài liệu )
- PowerPoint ( dùng để tổng kết tài liệu và trình diễn để học thuộc ). Cũng có thể thay bằng Mindmap Pro 2008 nếu quen dùng Mindmap.
( Cả hai chương trình trên đều nằm trong bộ Office 2007. Ngoài ra để sử dụng tính năng tìm kiếm của Onenote phải cài thêm Window Search Deskop 3.1 ).
Onenote cho phép tạo ra các notebooks, các sections và các page giống như một cuốn vở vậy, sử dụng hết sức quen thuộc. Cái hơn hẳn ở Onenote là tạo ra, sửa chữa, di chuyển các trang hết sức linh hoạt, tạo ra được các hyperlink, insert cứng luôn file, vào tài liệu...(nhìn chung đây là lợi ích của máy tính ). Nói chung OneNote cho phép tạo ra một cặp tài liệu tổ chức tùy ý mình ( Có thể áp dụng các kiến thức về cấu trúc dữ liệu và thuật toán để tạo ra một cách tổ chức dữ liệu của riêng mình nếu muốn [IMG]images/smilies/Surprised.gif[/IMG] ).
Onenote cũng có hệ thống tag đồ sộ, sử dụng thuận tiện. Em thích nhất tính năng liệt kê dữ liệu theo tag. Ví dụ, nếu trước mỗi dữ liệu ngày tháng mình bổ sung tag hình cuốn sổ, khi muốn ôn tập riêng các ngày tháng, có thể dủng chức năng liệt kê đó để tìm ra hết.
Đặc biệt Onenote còn có các task liên kết với one note. Trong quá trình làm việc, đôi khi nảy sinh nhu cầu cần làm việc gì đó, ta chỉ cần đánh dấu nó với task. Sau đó vào Outlook để xem tất cả nhiệm vụ phải làm và lên kế hoạch thực hiện chúng
Cách tổ chức tài liệu linh hoạt tùy thuộc vào thói quen của mọi người. Ở đây em chỉ nêu kinh nghiệm của mình khi học một nội dung kiến thức cụ thể.
- Tạo ra một trang mới.
- Tóm tắt nội dung kiến thức, sử dụng autolist đánh số cho rõ ràng.
- Sau đó copy vào PowerPoint, trình bày đôi chút, thêm hiệu ứng vào ( em thường dùng Random cho nhanh, tất cả mất khoảng 1 phút ). Sau đó play và học thuộc lòng.
- Sau đó save lại và Insert thẳng vào Onenote, sau đó xóa file bên ngoài đi ( file đã insert vào Onenote vẫn sẽ tồn tại ). Có thể thêm vào một tag gì đó, để sau này cần ôn tập thì lục ra play lại.
Máy tính thực sự là công cụ vạn năng và chắc chắn sẽ còn nhiều cách áp dụng khác vào học tập. Mong rằng mọi người sẽ còn phát hiện được nhiều áp dụng hơn nữa.
Một vài ảnh minh họa:
http://www.4shared.com/file/48778401/fcc09ee5/Pic1.html
http://www.4shared.com/file/48778610/91584b5c/pic2.html
http://www.4shared.com/file/48778705/f9ebe4a5/pic3.html
http://www.4shared.com/file/48778956/170b6c50/Pic4.html
-
25-05-2008, 04:06 PM #42Junior Member
- Ngày tham gia
- Sep 2015
- Bài viết
- 0
Hic, có ai tóm lược giúp em bài trên của hailoc12 cái....??? Hãy làm đi vì đây chính là 1 ví dụ cho vấn đề đang thảo luận đấy.@!! Mà cho em hỏi phải mất bao nhiu Terabyte của bộ não để học thuộc lòng 3-4 quyển sách vậy? (
-
16-07-2010, 07:00 PM #43Junior Member
- Ngày tham gia
- Sep 2015
- Bài viết
- 0
Theo minh nghĩ là nên học cách học như bản đồ tư duy ý
-
16-07-2010, 07:17 PM #44Junior Member
- Ngày tham gia
- Sep 2015
- Bài viết
- 0
Mình đọc khá nhiều, và nhận thấy mỗi loại sách cần có cách tiếp cận khác nhau.
VD: Sách chuyên ngành thì cần xác định cái cần đọc, và thử, nếu không dễ lạc vào ma trận
Nhưng sách văn học thì cần đọc, và suy ngẫm sau đó thì mới hiểu được ý nghĩa sâu xa trong đó...
Nhiều người nghĩ rằng đôi Les yêu nhau, họ yêu theo cảm tính và họ không có nhu cầu tình dục. Điều đó hoàn toàn sai, con người ai cũng có nhu cầu sinh lý như một bản năng tồn...
Phân phối dụng cụ người lớn cho...