Chào mừng đến với Diễn đàn lập trình - Cộng đồng lập trình.
Trang 4 của 5 Đầu tiênĐầu tiên ... 2345 CuốiCuối
Kết quả 31 đến 40 của 44
  1. #31
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0
    Đọc nhiều nó quen ấy mà ^^!
    Cứ sợ ko dám đọc thì mãi vẫn sợ thôi ^^!
    Đánh liều đọc mấy quyển kiểu for dummy ấy ^^,dần sẽ hết sợ thôi ^^!

  2. #32
    Em đồng ý cả hai tay với ý kiến của anh CCom luôn
    Đúng là em để ý thấy sách nước ngoài hay để mục lục lên trang đầu. Mà em cũng thích đọc mục lục trước nữa để nắm được bố cục của quyển sách. Em cũng nghĩ mình nên đọc nhiều lần như vậy nó sẽ thấm dần. Nhưng em có bổ sung nhỏ sau:
    +càng về những lần đọc sau, mình càng nên đọc chậm, ko hiểu chỗ nào cần nghiền ngẩm chỗ đó. Những lần đọc đầu thì nên lướt wa để nắm bố cục. Đến khi ko thể nữa thì nên tìm một tiền bối để mách nước thôi. Mấy đại ca thấy ý kiến của em sao ạ.
    +Mà wên nữa còn nên đọc cả hướng dẫn cách học nếu sách có, và nhớ nắm kĩ các khái niệm tác giả đưa ra thì mới mong hiểu ý đồ của người ta chứ.[IMG]images/smilies/11.gif[/IMG]

  3. #33
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0
    Ở một mức độ nào đó em đồng ý với ý kiến của ccom. Hiểu có nhiều mức độ khác nhau và mức độ thấp nhất là trả lời được câu hỏi: đã từng biết đến vấn đề này chưa, cao hơn một chút là vấn đề này đã đọc ở đâu, có thể tìm thấy ở đâu. Khi giải quyết một vấn đề, thường thì chỉ cần có những ý hướng dẫn rất cơ bản nhưng quyết định mà không có nó thì quá trình giải quyết sẽ rất phức tạp và mất thời gian. Một số anh khi khẳng định nên đọc index của một cuốn sách trước chắc cũng một phần dựa trên điều này. Cách đọc nhanh, đọc lướt tuy khó giúp hiểu rõ, hiểu chắc chắn vấn đề nhưng nó tạo được cho ta một index đặc biệt. Mọi người cứ tưởng tượng, nếu mang tất cả các cuốn sách về một chủ đề nào đó, trình bày tất cả các "vấn đề" mà nó đề cập lên một bản đồ mindmap sau đó liên kết những nội dung tương đồng lại với nhau thì ta sẽ được cái index đặc biệt kia. Hơn nữa cách đọc nhanh, lướt còn tạo điều kiện cho ta đọc được nhiều cuốn sách, về bề rộng giúp cho "index đặc biệt" của ta có nhiều item hơn, dễ dàng hơn khi giải quyết vấn đề, về bề sâu giúp ta tiếp cận vấn đề từ nhiều quan điểm khác nhau, từ nhiều cách trình bày khác nhau, khi giải quyết vấn đề sẽ lựa chọn được tài liệu phù hợp nhất.

    Nhưng mặt khác, em không đồng ý với sự đề cao quá mức cách đọc lướt của anh ccom. Không phải lúc nào cũng có thể đọc lướt được. Khi giải quyết một vấn đề, nếu nhờ cách đọc lướt mà biết được phải tìm vấn đề đó trong sách nào thì khi đó ta phải đọc kĩ và cách tốt nhất là học thuộc lòng. Chỉ khi học thuộc lòng thì mới vận dụng chắc chắn được.

    Nói tóm lại, em chủ trương việc đọc sách phải đi liền với giải quyết vấn đề. Đọc sách để giải quyết vấn đề và giải quyết vấn đề tạo ra động cơ để đọc sách. Từ chủ trương đó, em cho rằng cần đọc rộng ( và đọc nhanh, đọc lướt là một biện pháp tốt để thực hiện điều đó ), sau đó thông qua giải quyết vấn đề để đọc sâu ( đọc kĩ, học thuộc lòng là biện pháp để thực hiện điều này ).

  4. #34
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Đang ở
    Số 60 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội
    Bài viết
    0
    mình không khoái cách đọc của bác ccom với mấy bác kêu đọc nhanh là tốt.mình thích đọc chậm đến chỗ nào 0 hiểu thì lên mạng search hỏi ,hoặc hỏi thầy và lại tiếp tục,còn đọc nhanh hay chậm là tùy quyển sách và mức độ khó của quyển sách đo va do người viết ,người viết hay và dễ thì chỉ 20 ngày là xong có quyển mình đọc hơi khó nhằn thì chắc phải 2 tháng.Còn về chuyện đọc lướt qua hay bỏ phần nào đó theo mình không nên vì kiến thức nó liên quan đến nhau .sách thì nhiều thật đấy nhưng theo mình 0 phải vội làm gì đọc 1 quyển fundamental mà bạn hiểu kỹ chi tiết còn hơn bạn đọc 1 quyển trung bình hay advance mà bạn 0 hiểu hay hiểu lờ mờ.

  5. #35
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0
    [IMG]images/smilies/biggrin.png[/IMG] Cứ xem topic này là một quyển sách cần đọc.Mọi người thử áp dụng các cách như đã nói xem sao?

  6. #36
    Tôi đang thử phương pháp đọc lướt qua!Để mai đọc lại lần nữa [IMG]images/smilies/smile.png[/IMG])

  7. #37
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi hailoc12
    Ở một mức độ nào đó em đồng ý với ý kiến của ccom. Hiểu có nhiều mức độ khác nhau và mức độ thấp nhất là trả lời được câu hỏi: đã từng biết đến vấn đề này chưa, cao hơn một chút là vấn đề này đã đọc ở đâu, có thể tìm thấy ở đâu. Khi giải quyết một vấn đề, thường thì chỉ cần có những ý hướng dẫn rất cơ bản nhưng quyết định mà không có nó thì quá trình giải quyết sẽ rất phức tạp và mất thời gian. Một số anh khi khẳng định nên đọc index của một cuốn sách trước chắc cũng một phần dựa trên điều này. Cách đọc nhanh, đọc lướt tuy khó giúp hiểu rõ, hiểu chắc chắn vấn đề nhưng nó tạo được cho ta một index đặc biệt. Mọi người cứ tưởng tượng, nếu mang tất cả các cuốn sách về một chủ đề nào đó, trình bày tất cả các "vấn đề" mà nó đề cập lên một bản đồ mindmap sau đó liên kết những nội dung tương đồng lại với nhau thì ta sẽ được cái index đặc biệt kia. Hơn nữa cách đọc nhanh, lướt còn tạo điều kiện cho ta đọc được nhiều cuốn sách, về bề rộng giúp cho "index đặc biệt" của ta có nhiều item hơn, dễ dàng hơn khi giải quyết vấn đề, về bề sâu giúp ta tiếp cận vấn đề từ nhiều quan điểm khác nhau, từ nhiều cách trình bày khác nhau, khi giải quyết vấn đề sẽ lựa chọn được tài liệu phù hợp nhất.

    Nhưng mặt khác, em không đồng ý với sự đề cao quá mức cách đọc lướt của anh ccom. Không phải lúc nào cũng có thể đọc lướt được. Khi giải quyết một vấn đề, nếu nhờ cách đọc lướt mà biết được phải tìm vấn đề đó trong sách nào thì khi đó ta phải đọc kĩ và cách tốt nhất là học thuộc lòng. Chỉ khi học thuộc lòng thì mới vận dụng chắc chắn được.

    Nói tóm lại, em chủ trương việc đọc sách phải đi liền với giải quyết vấn đề. Đọc sách để giải quyết vấn đề và giải quyết vấn đề tạo ra động cơ để đọc sách. Từ chủ trương đó, em cho rằng cần đọc rộng ( và đọc nhanh, đọc lướt là một biện pháp tốt để thực hiện điều đó ), sau đó thông qua giải quyết vấn đề để đọc sâu ( đọc kĩ, học thuộc lòng là biện pháp để thực hiện điều này ).
    Chào Hải Lộc,

    Lâu quá anh mới vào nên trả lời chậm. Nếu em để ý sẽ thấy anh nói rằng "nếu các bạn cảm thấy cách đọc hiện tại (chậm, nghiền ngẫm) chưa được hiệu quả thì hãy thử một lần thay đổi cách đọc xem sao". Hiểu ý anh chứ?

    Anh không cực đoan đề cao quá mức cái gì cả. Cân nhắc mọi lẽ thiệt hơn cũng như tham khảo ý kiến của nhiều người, anh rút ra kinh nghiệm như vậy và chia sẻ cùng các bạn thôi. Cứ linh hoạt áp dụng để đạt hiệu quả cao nhất. Chẳng hạn, nếu sau khi thử đọc theo cách anh nói mà thấy hiệu quả còn tồi hơn thì lại quay về thói quen cũ, có mất mát gì đâu nào.

    Cheers,
    ccom

  8. #38
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0
    Bác Hồ có câu muôn năm :
    Mã:
    "muốn đọc hiễu thì đọc nhanh ."
    mih hoàn toàn đồng ý với ý kiến của cụ ...[IMG]images/smilies/biggrin.png[/IMG]

    Mih chưa từng ngồi đọc cuốn truyện nào mò từ chữ ... <== đọc vậy chút ko bit mih lạc đến phương nào , giật mih lại thì thây mih đang cầm cuốn truyện .[IMG]images/smilies/laughing.gif[/IMG]

    Đọc thì phải đọc nhanh , nhưng mà đọc sách IT thì hơi thiếu ...

    giống như mọi người đã nói , phải đọc Menu kĩ <== cài này làm cho mih hiểu dc tổng quát của vấn đề thì sẽ dễ tiep thu hơn .

    Đọc nhanh nhưng phải đọc đi lại nhìu lần mới hiểu thêm nhìu hơn , mỗi lần đọc lại nghiệm ra 1 chút , sau chừng vài chục lần chắc là khác ^^.Cũng giống như mih nghe giảng ở lớp có ai giám nói là hiểu tường tận ko , chắc chắn là ko rồi , phải tìm hiểu thêm chứ phải ko nè .
    Đây là kinh nghiêm của mih thôi , ai có cách nào hay hơn thì chia se anh em .[IMG]images/smilies/smile.png[/IMG]

  9. #39
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0
    "Nhất cự ly, nhì tốc độ", theo mình thì ta nên đọc nhanh, lướt. Hiểu được đến đâu thì hiểu. Lần sau đọc lại ( đã có cái hiểu của lần trước) lại có thêm cái hiểu mới, cái này giống cách dùng hàm for ấy nhỉ:
    Mã:
    noi_dung=100;
    hieu_biet=0;
    for(i=0;i<noi_dung;i++)
    hieu_biet++; /* Sau mot tram lan chac la hieu het ^_^ */
    Rồi khi thực hành đến: " Xin đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng !"...=))

  10. #40
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0
    Nói tóm lại, em chủ trương việc đọc sách phải đi liền với giải quyết vấn đề. Đọc sách để giải quyết vấn đề và giải quyết vấn đề tạo ra động cơ để đọc sách. Từ chủ trương đó, em cho rằng cần đọc rộng ( và đọc nhanh, đọc lướt là một biện pháp tốt để thực hiện điều đó ), sau đó thông qua giải quyết vấn đề để đọc sâu ( đọc kĩ, học thuộc lòng là biện pháp để thực hiện điều này ).


    ôi cám ơn bác hailoc12 nhé.thực sự mình thấy vấn đề đọc chậm la không nên vì sẽ rất khó hiểu,vì các bạn biết rồi đấy 1 cuốn sách họ viết ra(nhất là sách cntt) nội dung của phần 1 sử dụng nội dung của phần 2 ,mặc dù phần 2 chưa hề đọc đến,chính vì vậy các bác yêu đọc chậm mình nghĩ đã có sự hiểu biết rồi và các bác có thể liên tưởng đc đến các sự kiện một cách nhanh chóng thực chất các bạn đã qua giai đoạn đọc nhanh rồi mà các bạn không nhân thấy,theo mình thấy là như vậy như qua học hỏi ở các diễn đàn hay nghe nói qua về các công nghệ nên các bạn có khả năng đọc chậm và hiểu vấn đề còn về tụi mình,là người mới toe nên cần phai đọc theo cách của bác hailoac va ccom. thank các bác nhé

 

 
Trang 4 của 5 Đầu tiênĐầu tiên ... 2345 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •