1. Rời khỏi TMA
Khi làm ở TMA em cũng đã xác định rằng cái việc mình đang làm cho dù 10 năm sau vẫn cứ thế: một thằng làm thuê. Bác Y cũng đã nói với em rồi, và việc đó cho tới nay vẫn vậy, cũng là chuyện bình thường. Các bác cũng biết em thích làm ra sản phẩm, em thích tạo ra sản phẩm và hoàn thiện sản phẩm. Em không thích phải làm cái công việc gia công chán đến tẻ nhạt ngày này qua ngày khác cặm cụi làm mà chẳng biết mình làm để làm gì. Nhưng em đã sai lầm khi quyết định về làm nhà nước quá sớm (6 tháng) trong khi những vốn liếng tích luỹ trong quá trình làm thuê là chưa đủ. Làm thuê là môi trường thuận lợi để tập dợt các kỹ năng mà việc học ở trường, ở sách vở không có. Việc tiếp xúc với những người giỏi, các quy trình hiện đại, môi trường giao tiếp thuận lợi, sản phẩm mang tính quốc tế, cơ hội ra nước ngoài học hỏi, khả năng tiếng Anh.... tất cả những thứ đó cách đây 3 năm, khi rời khỏi TMA em đã không tính đến. Khi đó em chỉ suy nghĩ là em muốn một môi trường làm việc mà trong đó em có thể biến các ý tưởng của em thành sản phẩm, lúc đó, ngay cả việc tiền bạc, lương lậu em cũng không quan tâm. Các bác biết là lúc rời TMA lương em 3 chai, về làm nhà nước tháng đầu tiên các bác biết lương bao nhiêu không? 430K VNĐ, vậy mà em vẫn về, trong đầu em lúc đó không quan tâm đến lương lậu.
Em vẫn luôn cám ơn môi trường ở TMA, dù chỉ 06 tháng nhưng em đã học được rất nhiều thứ ở đó.
2. Công việc và Cơ quan hành chính Nhà nước
Ở đây có rất nhiều thứ cần phải làm, có các dự án bạc tỷ liên quan đến cả hệ thống, liên quan đến hàng ngàn con người trong bộ máy và liên quan đến dân - vì dân làm việc với nhà nước thông qua bộ máy của nhà nước. Ở đây không thiếu việc, chỉ thiếu người biết làm việc.
Em đã cặm cụi làm việc, đã cố gắng quan sát và nhận xét, tìm hiểu và học hỏi các kiến thức liên quan về lãnh vực quản lý nhà nước để áp dụng vào những thứ mình làm. Em đã làm việc không biết mệt mỏi, có lúc gần như điên. Ở thời đại này mà dân IT làm việc với cái bụng đói coi bộ cũng khó kiếm hả ?
Làm một dự án, người ta bảo em lấy code của dự án cũ ra để sửa. Hỳ hụi làm, khi xong, thằng làm được 10 chai, thằng không làm được 5 chai. Em cũng chả quan tâm, ngay cả việc làm xong thì chỉ duy nhất thằng nhận 10 chai là em đây được kiêm nhiệm việc bảo trì bảo hành sản phẩm vô thời hạn. Vấn đề là em không quan tâm đến tiền bạc, ít nhất lúc này, ở đây, em không quan tâm đến tiền bạc.
Ở góc độ là một người góp ý thẩm định cho các dự án CNTT khác trong tỉnh, buồn cười là đôi khi những ý kiến góp ý của em lại trở thành công cụ để người ta mặc cả với nhau về khoản thanh toán lại quả để dự án được thực hiện. Em chán ghét việc lợi dụng chất xám của em để tư lợi.
Em cũng đã cố gắng hiền, và tránh những đối đầu không cần thiết. Về mặt này em khá thành công, không ai ở đây coi em là kẻ thù, mặc dù quyền lợi của họ đôi khi bị em rũ bỏ thông qua các báo cáo thẩm định (đó là mặt ngoài, còn lâu dài thì chưa biết, người Việt Nam vốn cũng có tính xấu thù dai, hehe).
Nhà nước Việt Nam là một hệ thống phức tạp và cồng kềnh. Nhà nước là một bộ phận của hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản lãnh đạo, có ba thành phần chính trong hệ thống chính trị Việt Nam là Đảng Cộng sản, Nhà nước và Mặt trận tổ quốc. Trong ba thành phần đó thì Mặt trận tổ quốc hiện nay đóng góp vai trò mờ nhạt, Nhà nước đóng vai trò trụ cột và Đảng nắm quyền lực (Đảng cầm quyền). Hệ thống Chính trị trong đó Nhà nước là một đơn vị của Việt Nam ta được tổ chức rất chặt chẽ, vì rất chặt chẽ nên mới có nhiều chuyện phát sinh, em khỏi nói, các bác đọc báo cũng biết.
Nhà nước bao gồm Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, các Bộ, HĐND và UBND các cấp.... Việc phân cấp quyền lực không rõ ràng khiến cho quyền lực tập trung phần lớn vào các cơ quan bên trên, các cơ quan càng thấp quyền lực càng ít và phụ thuộc rất lớn vào cơ quan cấp trên của mình. Chính sự phân cấp không cụ thể về quyền lực và sự gắn bó quá chặt chẽ này khiến cho việc quản lý hết sức chồng chéo và mất thời gian. Giả sử có một việc nào đó xảy ra ở Xã, xã không đủ thẩm quyền phải báo lên Huyện, huyện lại báo lên Tỉnh, tỉnh báo Trung ương...chưa kể trong một cấp lại có sự liên quan giữa các Sở ngành với nhau (phối hợp). Hành dân và hành doanh nghiệp là như thế, rất bất tiện và mất thời gian, vụ việc kéo dài và không được xử lý kịp thời, nhiều khi làm mất cơ hội.
Việt Nam có lẽ là nước có nhiều công chức nhất thế giới, với 83 triệu dân nhưng có tới 10+ triệu người ăn lương nhà nước. Nhiều thế nhưng làm việc không hiệu quả. Trình độ của công chức là hết sức tệ hại, đặc biệt thiếu người có năng lực trong các lĩnh vực mới. An ninh chính trị, Quốc phòng thì chắc là good vì đã có nhiều kinh nghiệm từ thời chiến tranh, quân nhân và công an dầu sao cũng chịu đựng gian khổ giỏi hơn những thành phần khác, đỡ tiêu cực hơn, đỡ nhũng nhiễu hơn, nhưng những lĩnh vực mới mở cửa thì tệ lắm, CNTT thì chắc là quá tệ. Vướng mắc đủ mọi lĩnh vực, khắp cả nước.
Thủ tục nhiêu khê ngay cả trong nội bộ các cơ quan nhà nước với nhau, đối với dân thì miễn bàn, cực kỳ nhiêu khê. Và công chức tiếp dân thì hầu hết được đánh giá là không lịch sự.
Em sợ nhất là đội ngũ công chức, cả lãnh đạo lẫn nhân viên thường. Năng lực nhìn chung yếu quá. Em tự đánh giá mình chỉ là một người có trình độ trung bình khá, nhưng về đây em là người giỏi nhất (hơi nổ, hơ hơ), em sợ điều đó vì nó chẳng giúp mình được cái gì, không có người để noi gương, không có kẻ để học hỏi.
Nhưng năng lực là một chuyện và phong cách làm việc lại là một chuyện khác. Người ta đi làm như... đi chơi. Không có kỷ luật làm việc, không định lượng được công việc, không kiểm soát được quá trình làm việc. Công sở trong giờ làm việc thật chán, kẻ ngồi hút thuốc uống cafe, người ngồi đọc báo, người chơi game, xem xxx, làm việc riêng... ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác, vẫn cứ thế....
Người ta đi làm trễ và về sớm. Người ta đưa ra những báo cáo bề nổi không thực chất. Người ta không biết làm báo cáo như thế nào cho đúng, báo cáo phải hết sức trung thực và có ích cho các quyết định. Leadership của các xếp ở đây cũng quá xá tệ, người ta không biết phân công công việc như thế nào cho hợp lý, sắp xếp nhân sự thế nào cho hiệu quả, điều hoà các mối quan hệ như thế nào để tạo thành một tập thể mạnh. Lãnh đạo ở đây không chuyên nghiệp, họ là những người làm lâu năm rồi lên làm lãnh đạo, họ không được đào tạo quy củ, không chịu tự đào tạo mình cho quy củ hoặc có được đào tạo nhưng các khoá đào tạo có chất lượng thấp, không có tác động tích cực và rõ nét.
Không phải không có những người biết làm việc, cũng còn có rất nhiều người. Chỗ em làm có một anh mà em đánh giá rất cao. Anh ấy lớn tuổi rùi (ra đường thông thường chắc phải gọi chú, hehe). Anh có năng lực làm việc, biết làm nhiều thứ, hiểu biết cách mày mò những gì mình chưa biết. Nhìn thấy việc và biết cách điều tiết công việc. Trớ trêu là lại làm chuyên viên quèn chứ không được làm lãnh đạo, hà hà, thế nên bỏ phí tài năng. Riết rồi hình như anh cũng chán, buông xuôi. Ở cơ quan nhà nước, người biết làm việc sẽ phải làm rất nhiều việc và kẻ không biết làm thì ngồi chơi xơi nước - cuối tháng lãnh lương như nhau, thậm chí cao hơn ! Một sự bất hợp lý vô cùng lớn, sản phẩm của tư duy cũ, lỗi thời. Em có cái cảm giác là lẽ ra trong cơ quan nhà nước, nơi Chủ nghĩa xã hội là từ được nói đến nhiều nhất, phải là nơi thực sự rất đoàn kết, nhất trí cao. Nhưng hoá ra không phải vậy, sự chia rẽ có mặt ở khắp mọi nơi, không như người Nhật khi một quyết định được đưa ra thì mọi người đều phải tuân thủ, kể cả người bất đồng lúc đầu, người Việt ta có xu hướng luôn chống lại.
Công chức như vậy nhưng họ lại nắm trong tay thứ quyền lực tối thượng là quyền lực nhà nước. Nếu hỏi ở đâu có cái năng lực dời non lấp biển, thì đó là quyền lực nhà nước. Quyền lực đó lớn khủng khiếp và có sức mạnh ghê gớm. Do quyền năng này rất lớn, nên ai cũng muốn giành, muốn giữ và sử dụng. Quyền lực cao trao vào tay người tài đức sẽ là phước cho dân chúng, nhưng trao vào tay kẻ tà ác sẽ là một mối hoạ khôn lường. Được cái với cơ chế tuy còn cứng nhắc và lỉnh kỉnh của nhà nước ta hiện nay thì mấy kẻ tà ác không thể nắm quyền được (mấy nước khác thế nào em chưa rõ), nhưng người nắm quyền một là dùng chức vụ để tư lợi, hai là không đủ năng lực phẩm chất nhiều quá, khiến cho việc thay đổi hết sức chậm.
Đảng ta giỏi đấy chứ ! Em thấy rằng Đảng ta trí tuệ đó. Từ những năm 80, 90 đã có những chủ trương vào loại hiện đại như phát triển CNTT, tin học hoá quản lý hành chính nhà nước, chính phủ điện tử... nghe nói các bác Thái Lan, Singapore lúc đó cũng qua Việt Nam nghiên cứu. Đề ra sớm vậy nhưng công tác thực hiện quá kém, tức là nhận định ra, xác định được nhưng không đưa vào cuộc sống được. Tức là nói rất hay (em đánh giá nói ở đây là có sự hiểu biết, không phải nói suông) nhưng thực hiện (làm) thì rất dở.
Có một bác (ba của một người bạn gái) nói rằng Việt Nam ta phải thế, phải có những thời khắc như thế. Vì rằng đối tượng cầm quyền xuất phát từ nông dân, công nhân nên học thức có hạn. Đến 80% dân ta là nông dân cho nên sự thay đổi tác động vào nông dân thì chậm được hiểu ra lắm. Phải làm từng bước, từ từ, giữ ổn định. Em thấy cũng có lý.
Khu chung cư FLC SeaTower Quy Nhơn được xây dựng bởi Keppel Land căn hộ đa năng sống trẻ trung công viên tích hợp. FLC SeaTower Quy Nhơn giagocchudautu.com căn hộ đa năng cây xanh rộng không gian...
FLC SeaTower Quy Nhơn Dự án chung...