-
29-07-2011, 03:27 PM #11Junior Member
- Ngày tham gia
- Sep 2015
- Bài viết
- 0
Sai bấy nhầy hết, điển hình
...
Nhu cầu của người khác. Mình có một kinh nghiệm marketing khá thú vị. Đó là đừng bao giờ để cho khách hàng phải suy nghĩ. Vì thời đại hiện nay là thời đại nhấn nút rồi gõ Enter nên chẳng ai thèm nghĩ ngợi điều gì cả. Vì thế khi lựa chọn viết sản phẩm cần sự rõ ràng, dễ hiểu, đặc biệt là marketing. Vậy nó thì liên quan gì đến lập trình. Nếu bạn là một lập trình viên hàng đầu có lẽ việc tìm ra ý tưởng mới hay nâng cấp sản phẩm sẽ là suy nghĩ của bạn. Và ngoài việc có chương trình tốt hơn thì các bạn nên chú ý đến khách hàng một chút vì dẫu sao sản phẩm của ta là bán cho họ. Nhiều khi khách hàng chọn ta đơn giản chỉ là sản phẩm của ta có cái giao diện mốt hơn.
Sự suy nghĩ, đóng góp của khác hàng giúp cho ta rõ ràng hơn về nhu cầu và yêu cầu sản phẩm. Hiện tượng "suy nghĩ giùm khách hàng" sẽ đưa đến một sản phẩm tuyệt vời nhưng khách hàng không sử dụng được.
...
Phong cách lập trình. Ở đây hiển nhiên các bạn cũng biết là nếu viết code rõ ràng thì sẽ dễ dàng cho đồng nghiệp hiểu các bạn đang làm gì. Điều đó là cần thiết khi các bạn làm việc theo nhóm hoặc khi các bạn xem lại code sau này. Nhưng sự rõ ràng có cái hay của nó. Vì nhiều khi chính bạn là người giải thích cho khách hàng về sản phẩm của các bạn. Lúc này sự rõ ràng rất quan trọng. Bạn rõ ràng, thì người khác sẽ hiểu bạn hơn, bạn càng có cơ hội thành công hơn. Hãy để nó ăn sâu vào con người bạn.
Sự tự tin, nhiều khi lập trình viên bọn mình hơi thiếu cái này so với bọn nước ngoài. Khi đi làm thì nhiều khi sự tự tin chính là chìa khóa của thành công đấy bạn ạ. Thất bại ban đầu hầu như không tránh khỏi bạn ạ. Sếp của bạn sẽ hiểu và động viên bạn thôi. Nếu sếp của bạn không như thế thì bạn nên xem lại.
Muốn tạo sự tự tin, trước tiên người ta phải tạo niềm tin vào nổ lực của chính minh.
Kinh nghiệm thực tế. Cái này hình như bọn nước ngoài khá mạnh. Cái này hình như hơi có vẻ thiếu với các bạn sinh viên bọn mình thì phải. Nếu thiếu cái này các bạn nên xây dựng cho mình một kế hoạch học tập cụ thể. Các bạn nên hình dung rõ kết quả học tập của mình sau khi ra trường. Các bạn cần xuất sắc nhất trong lĩnh vực nào. Sau đó các bạn hãy làm đơn thực tập không lương cho vài doanh nghiệp nào đó. Hãy làm điểu đó ngay cho dù bạn chẳng biết gì nhiều và đừng đợi đến khi các bạn biết tất cả rồi mới dám xin thực tập. Tự tin lên, rồi các bạn sẽ thấy mình có lợi thế như thế nào khi hòa mình vào dòng chảy doanh nghiệp khi vẫn là sinh viên năm thứ 2, thứ 3. Tại sao lại là không lương. Bởi vì lúc đó các bạn hoàn toàn tự do. Các bạn không phải lo lắng vể những công việc mà xếp của bạn giao cho. Và chính trong thời gian này các bạn sẽ có được nhiều ý tưởng nhất. Nếu bạn có tham vọng thành lập doanh nghiệp riêng thì có thể đây chính là cơ hội của bạn. Bạn sẽ có cái nhìn tổng quan vể doanh nghiệp mà bạn đang thực tập, và với một tư tưởng học hỏi bạn sẽ tìm ra nhu cầu nào đó, giúp bạn có ý tưởng mà khởi nghiệp. Nhưng lúc đầu có thể các bạn sẽ thấy mọi chuyện thật sự đau đầu nhưng nhớ đừng bỏ cuộc nhé. Tại sao lại như thế, bởi vì những cái mà các bạn học trong trường lại không phải là cái mà doanh nghiệp họ cần hoặc họ cũng chỉ cần 1 vài cái mà các bạn có mà thôi. Nhiều trường 30 năm 1 giáo trình mà doanh nghiệp phải chuyển mình để theo kịp dòng chảy của công nghệ. Lúc đó nhà trường cũng có thể thay đổi nhưng nói chung thường là không kịp. Các bạn thử liên hệ với trường mình mà xem, có những môn các bạn học xong mà chẳng biết để làm gì rồi quên đi nhanh chóng. Rất lãng phí. Chưa kể đến chuyện nhiều môn học khiến sau này chúng ta tư duy theo một mô hình áp đặt nào đó. Bản chất môn học không như thế nhưng có thể chúng ta tiếp thu như thế, vì có ai đảm bảo là mình hiểu hết tất cả đâu. Kết quả là nhân lực trình độ cao của chúng ta là không đủ. Có thể điều đó sẽ không xảy ra trong tương lai nữa. Tất cả tùy thuộc vào chúng ta, các bạn ạ.
Chỉ có phần tô đậm đáng nói:
Hoàn toàn tự do? nói chuyện đùa. Không có ai giao công việc mà để người nhận việc hoàn toàn tự do. Thực tập có lương hay không lương gì cũng vậy. Phong cách trong thời gian thực tập là cái mà xếp chấm điểm.
Phần nói về môn học ở trường (màu xanh) nghe in hệt như một bài giảng ở trường: rốt cuộc lại cũng chỉ là mấy lời lý thuyết.
-
29-07-2011, 04:06 PM #12Junior Member
- Ngày tham gia
- Sep 2015
- Bài viết
- 0
Bác VTS phân tích vấn đề khá chi tiết và tỷ mỉ. nhưng bài viết trên là từ kinh nghiệm bẩn thân người ta dưa ra nếu cái nào mình thấy hay và thực tế thì nên áp dụng còn không thì mình cũng tham khào và cho ý kiến. Mình cũng đang học cntt bên trường Công nghiệp mà học trong trường DH đúng là cái gì cũng dậy mà chẳng chuyên về cái gì cả. Đang tính đang ký học thêm mà chưa biêt nên học ở đâu đây ??
-
29-07-2011, 04:17 PM #13Junior Member
- Ngày tham gia
- Sep 2015
- Bài viết
- 0
Gửi bởi cchangkhongayngo
-
29-07-2011, 04:47 PM #14Junior Member
- Ngày tham gia
- Sep 2015
- Bài viết
- 0
Như tôi đã giải thích trước đó. Cái "kinh nghiệm bản thân" của người viết bài trên cũng đáng được đánh một dấu hỏi lớn.
Trong lời khuyên "đừng bao giờ để cho khách hàng phải suy nghĩ", chính tác giả cũng nói kình nghiệm của mình là "marketing". Marketing thì chỉ chủ yếu bán cho được thôi, không để cho khách hàng kịp suy nghĩ là đúng kế hoạch. Nhưng đem kinh nghiệm này áp dụng cho lập trình thì lại không đúng chỗ!
-
29-07-2011, 05:06 PM #15Junior Member
- Ngày tham gia
- Sep 2015
- Bài viết
- 0
Nói như bác chưa hẳn đúng."đừng bao giờ để cho khách hàng phải suy nghĩ" có thể ý của người ta là người lập trình khi viết ra 1 chương trình thì phải đáp ứng được nhu cầu của người dùng. Giúp người dùng sử dụng sp của mình phải thấy là hoàn hảo nhất. Mình nói vậy ko biết có đúng ko nữa....
-
29-07-2011, 06:53 PM #16Junior Member
- Ngày tham gia
- Sep 2015
- Bài viết
- 0
"đừng bao giờ để cho khách hàng phải suy nghĩ"
Bài học cơ bản của môn thiết kế phần mềm là phải lấy ý kiến khách hàng. Không để khách hàng suy nghĩ là hoàn toàn sai!
có thể ý của người ta là người lập trình khi viết ra 1 chương trình thì phải đáp ứng được nhu cầu của người dùng.
Không trao đổi ý kiến làm sao biết nhu cấu của người dùng. Nói chuyện đáp ứng như thế là chủ quan
Giúp người dùng sử dụng sp của mình phải thấy là hoàn hảo nhất.
Hoàn toàn không có tính chất thực tế. Hoàn hảo chỉ là vấn đề tương đối và đặt trong cái nhìn chủ quan. Một tay marketing giỏi luôn có khả năng cho người dùng thấy sản phẩm của mình hoàn hảo nhất. Nhưng đến chừng lắp đặt xong, sử dụng vào thực tế mới thấy "hoàn hảo không có nghĩa là thích hợp"
Trên thực tế, phần mềm sau khi lắp đặt chạy thử xong còn phải lấy ý kiến phản hồi của người dùng thường xuyên để sửa đổi cho phù hợp.
Những cái tôi nói trên đều có dạy trong môn học Phân Tích và Thiết Kế Hệ Thống
-
29-07-2011, 07:25 PM #17Junior Member
- Ngày tham gia
- Sep 2015
- Đang ở
- hà nội
- Bài viết
- 0
VTS nói chuẩn luôn.
Mình vừa học xong môn Software Development thấy cũng ngộ ra nhiều điều lắm.
Mình làm một phần mềm thỏa mãn yêu cầu khách hàng chứ không phải một họa sĩ, nhạc sĩ thích làm thế nào thì làm.
Khu dự án C-Sky View Bình Dương đầu tư bởi Cty Cổ phần Chánh Nghĩa Quốc Cường cuộc sống trọn vẹn vườn cảnh quan tối ưu diện tích. C-Sky View Bình Dương giagocchudautu.com cuộc sống trọn vẹn đậm...
Dự án chung cư C-Sky View Bình...