Chào mừng đến với Diễn đàn lập trình - Cộng đồng lập trình.
Trang 3 của 4 Đầu tiênĐầu tiên 1234 CuốiCuối
Kết quả 21 đến 30 của 34
  1. #21
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0
    Topic này hay thiệt !!! Nhưng thật sự mình rất tâm đắc những lời của R2 và theo mình thì đó có lẽ chìa khóa của thành công ...

  2. #22
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0
    xway thì có ý kiến như thế này..
    Trường hợp của a chàng này thì giống xway rùi.. xway cũng năm cuổi roài...mà lại còn lo hơn cơ vì trường của xway là trung cấp... (nhỡ bọn Nhật nó kô tuyển nữa mà trong thời kỳ khủng hoảng này.. )

    Cái mà xway muốn khuyên đó là : dù cho trường của bạn có kiếm được việc hoặc có người đến xin bạn hay bạn xin ở đâu đó đi nữa, khi vô môi trường làm việc mà bạn kô thích ứng nhanh thì họ cũng "XA THẢI". Vì thế để có tương lai tốt, bạn cần chú ý điểm sau :
    1. Học cơ bản : hãy học tất những gì có thể (C, C++, Pascal, C#, Visual,.. JAva. php, html, asp... ) chú ý : không nhất thiết yêu cầu bạn giỏi thực sự bất cứ cái nào. điều quan trọng nhất là hiểu được cách thức làm việc. cách tra thư viện và cú pháp chương trình.. tuần tự ct... Còn về mặt thuật toán và tư duy thì do bản thân bạn và có sự hỗ trợ rất nhiều từ NET và các thư viện.
    2. Kiếm 1 vài chứng chỉ về kỹ sư công nghệ thông tin : FE, CCNA,... nói chung cái này có lợi cho bạn khi đi xin việc, nộp hồ sơ. Thêm vào đó nhớ có ngoại ngữ : TA - Toeic, TN - Sankyu (hoặc tốt hơn là Nikyu).... Không cần bạn nhất thiết phải đâm đầu vào để mà học cho đỗ,, chỉ cần thông minh một chút, đó là học bằng mẹo.. (Ví dụ : đề mà người ta cho thi thì sẽ có 1 cái chuẩn để mà những người đỗ các khóa sẽ có trình độ tương đương -> tham khảo đề các năm trước và định hướng các dạng bài tương tự [IMG]images/smilies/smile.png[/IMG]) ).

    Làm được 2 điều xway nói trên thì dù bạn là ai đi nữa, không phải bận tâm đến chuyện đi xin việc làm gì ??? Chúc thành đạt và may mắn !

  3. #23
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Đang ở
    Hà Nội
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi xxria
    các thầy giáo tôi nói rằng :học Aptech là học nghề,gõ code theo form và đụng đến các vấn đề ngoài lập trình không đáp ứng được...
    Trong khi đó ngôn ngữ lập trình nhà trường không dậy hết chỉ dậy cơ bản...
    Như vậy cuối cùng,bỏ qua 1 công việc tương lai gõ code như cái máy lương bèo.
    Programmer cần:
    + 2 ngoại ngữ trở lên.
    + Có tính sáng tạo,làm việc theo nhóm và kiên trì.
    + Không cần biết nhiều ngôn ngữ nhưng cần hiểu rõ ngôn ngữ sử dụng.
    Với 3 yếu tố trên đảm bảo có thể làm việc ở nước ngoài và lương tính = k $/ tháng.
    Chứ 3,4 triệu/ tháng sống sao nổi :-?
    [IMG]images/smilies/Surprised.gif[/IMG] .Nếu ông thầy bạn nói như vậy thì nghỉ học ổng đi , kiếm thầy khác mà học. Thầy này cũng đi nhai lại người khác , rồi về nhai lại cho học sinh.
    Gõ code theo form đụng đến vẫn đề khác ngoài lập trình không giải quyết được là cái chi?
    Tại sao ổng cho rằng ngoài cai đó không giải quyết được.
    Mà nếu không có thằng gõ code thì làm gì ra phần mềm mà xài , mà tại sao cứ không muốn gõ code , trong khi trình độ thì kém lại khống muốn gõ , lại đi muốn đứng trên đầu người khác.
    Bạn biết rằng lắng mức cho việc học nó có những mức nhất định , tương xứng tài năng người đó. Rất công bằng .Công ty tư nhân không phải là nhà nước , leo lên bằng cách liếm gót người khác , bè phái , trong khi năng lực bằng số 0 .
    Tính sáng là việc ai cũng phải học , theo nhóm kiên trì đeo đó nhất định có , không ai có thể thành công mà ko kiên trì , một ngày ko ngồi máy tính đọc sách sửa lỗi, làm việc liên tục .Mà bằng cách đi chùa , cúng phật hôm sau thành người giỏi được.
    Hiểu rõ ngôn ngữ sử dụng là cái chi?
    tiền k tháng ?
    Thầy nói dóc và phét.

  4. #24
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi xxria
    các thầy giáo tôi nói rằng :học Aptech là học nghề,gõ code theo form và đụng đến các vấn đề ngoài lập trình không đáp ứng được...
    Trong khi đó ngôn ngữ lập trình nhà trường không dậy hết chỉ dậy cơ bản...
    Như vậy cuối cùng,bỏ qua 1 công việc tương lai gõ code như cái máy lương bèo.
    Programmer cần:
    + 2 ngoại ngữ trở lên.
    + Có tính sáng tạo,làm việc theo nhóm và kiên trì.
    + Không cần biết nhiều ngôn ngữ nhưng cần hiểu rõ ngôn ngữ sử dụng.
    Với 3 yếu tố trên đảm bảo có thể làm việc ở nước ngoài và lương tính = k $/ tháng.
    Chứ 3,4 triệu/ tháng sống sao nổi :-?
    Cho mình hỏi với.
    Thầy của bạn bảo học 2 ngoại ngữ chở lên: Đó là tiếng anh với tiếng nhật ah?

  5. #25
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0

    Đã được gửi bởi xxria
    các thầy giáo tôi nói rằng :học Aptech là học nghề,gõ code theo form và đụng đến các vấn đề ngoài lập trình không đáp ứng được...
    Trong khi đó ngôn ngữ lập trình nhà trường không dậy hết chỉ dậy cơ bản...
    Như vậy cuối cùng,bỏ qua 1 công việc tương lai gõ code như cái máy lương bèo.
    Programmer cần:
    + 2 ngoại ngữ trở lên.
    + Có tính sáng tạo,làm việc theo nhóm và kiên trì.
    + Không cần biết nhiều ngôn ngữ nhưng cần hiểu rõ ngôn ngữ sử dụng.
    Với 3 yếu tố trên đảm bảo có thể làm việc ở nước ngoài và lương tính = k $/ tháng.
    Chứ 3,4 triệu/ tháng sống sao nổi :-?
    Bạn này viết văn lủng củng quá, đọc mà bực cả mình.

    Như vậy cuối cùng,bỏ qua 1 công việc tương lai gõ code như cái máy lương bèo.
    Câu này nghe có chuối không? Dịch lại cho êm tai hơn:

    Như vậy cuối cùng bỏ qua 1 công việc tương lai gõ code như cái máy (lương bèo).

  6. #26
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi huynguyen
    Những ông thầy suốt ngày ở trong trường, chưa từng đi làm, chưa từng va chạm với nghề, ngồi đó mà tưởng tượng với so sánh, mơ hão, dạy những thứ trên mây rồi chê coder lương bèo. Ko ngồi vào vị trí coder thì bao giờ mới lên manager? Tưởng mới ra là manager liền à? Ko có kinh nghiệm thì ngã ngửa luôn chứ ở đó mà mơ.
    Chào bạn, dĩ nhiên có một số thầy đã khá già, đi dạy khá lâu và ít cập nhật kiến thức. Nhưng cũng có rất nhiều người thầy mới ra trường, thậm chí ra trường nhiều năm, họ rất có tâm huyết với nghề. Hiện nay mình học một số môn như mạng máy tính, lý thuyết đồ thị, phân tích thiết kế giải thuật, những người thầy giảng dạy cho mình đều đã làm việc ở các công ty tin học nổi tiếng, từng đứng ở các vị trí tuyển dụng. Các thầy này không chỉ dạy cho mình kiến thức trong trường mà còn định hướng nghề nghiệp cho tụi mình nữa.

  7. #27
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi darkan
    Xin bạn hvutrong một ít thời gian.

    Bạn làm ơn nói thêm tí nữa về khác biệt giữa University, Institute of Technology hay College đi. Thứ mà bạn nói trên kia lùng bà lùng bùng, quả thật Dark không nuốt nổi.

    Nhân tiện bạn phân biệt luôn Engineer,Bachelor,Master,Doctor-PhD luôn cho đủ bộ.

    Cám ơn bạn!
    Giải thích hộ sếp luôn về cấu trúc giáo dục đào tạo:

    A - Hệ thống giảng dạy:
    1. University - Đại Học
    - Hay còn nói cách khác là nơi đào tạo khối kiến thức rộng lớn và bao quát và có định hướng tương lai giúp sinh viên. Vì thế có chuyên nghành.
    - Vào đại học sẽ phải học rất nhiều thứ bao quát đời sống, xã hội chính trị, kinh tế .... Tuy nhiên, cái này khác với học phổ thông ở chỗ là phải biết phân tích và nhìn nhận cuộc sống thực tế. Những môn này đảm bảo cho sinh viên có tầm nhìn, độ hiểu biết và sự chín chắn khi tiếp cận với cuộc sống thực tế chứ không phải chỉ trên giấy tờ.
    - Các môn chuyên nghành sẽ chỉ là học một cách cơ bản biết tổng quát về một lĩnh vực cụ thể nào đó của nghành. Từ đó, sinh viên tự quyết định đương đi, tương lai sau khi tốt nghiệp đại học.
    - Thời gian học đại học: thường là 4 năm (tuy nhiên một số trường 5 năm, nhưng mà rất ít. Theo chuẩn giáo dục quốc tế thì chỉ có 4 năm.)

    2. College - Cao Đẳng
    -Cũng khá tương tự như Đại Học nhưng chỉ khác ở chỗ là sinh viên sẽ học ít môn xã hội... hơn và có nhiều thời gian hơn dành cho chuyên nghành hơn.
    Vì vậy thời gian học Cao Đẳng ngắn hơn Đại Học là 1 năm tức là 3 năm.

    3. Institution - Học Viện
    - Là nơi đào tạo chuyên nghành thẳng cho sinh viên mà bỏ qua các kiến thức tự nhiên, xã hội.
    - Thời gian học ngắn: 2-3 năm (phụ thuộc vào nghành nghề).

    * Một chú ý ở đây:
    + Nếu nhìn như trên thì học ở Học viện và Cao Đẳng tốt hơn nhiều so với Đại Học. Nếu bạn đánh giá như vậy là hoàn toàn sai lầm. Tin hay không?
    Một ví dụ rất đơn giản: 2 sinh viên CNTT tốt nghiệp, 1 ở Học Viện, 1 ở Đại Học ra ngoài cùng xin vào làm ở một công ty tin học. Ai sẽ có ưu thế hơn?
    Thường thì sinh viên đại học chiếm ưu thế hơn. Bởi lẽ, sinh viên đại học được đào tạo mặc dù kiến thức chuyên môn không cao nhưng có được đào tạo kiến thức xã hội, rất cần thiết cho công việc (xem thị trường, biết quan hệ, biết .... ) còn sinh viên học viện chỉ biết có nghề thôi. Một điều chú ý ở đây là "bất cứ ai vào công ty sẽ được đào tạo lại hết" cho nên có giỏi chuyên môn đến đâu đi chăng nữa thì vào công ty cũng sẽ phải theo khuôn khổ của công ty => Học Lại trong công ty.
    Cái ví dụ trên là THƯỜNG, chứ thực tế hiện nay, đa phần những người có năng lực là tự học hành, nghiên cứu và không những giỏi chuyên nghành mà còn tìm hiểu những nghành có liên quan đến nghành của mình để hỗ trợ chuyên môn.

    B - Hệ thống bằng cấp:
    1. Bachelor : tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng
    - Có 2 nhánh:
    + BS : Bachelor of Science => các môn Tự Nhiên và Xã Hội
    + BA : Bachelor of Art => các môn Văn Hoá Nghệ Thuật

    2. Master : Thạc Sĩ, học thêm 2-3 năm sau Đại Học, hay còn gọi là cao học
    - Ví dụ: MBA => Master of Business Administration

    3. Doctor of Phylosophy : Ph.D => tiến sĩ, học thêm 3-4 năm sau Đại Học hoặc sau Cao Học tùy nghành nghề và trường nơi cấp bằng.
    - Với nghành y, tiến sĩ y khoa (bác sĩ) thường có chức danh: M.D => Medical Doctor

    4. Doctorate: Dr. => giáo sư, chức danh được phong tặng cho những người nghiên cứu có thành tích trong nghành.
    - Ví dụ: D.A => Doctor of Art, D.Arch => Doctor of Architecture..

    Engineer chỉ là một nghề chứ không phải là một tước hiệu bằng cấp.

  8. #28
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0
    Không biết mọi người ở đây có phân biệt được khái niệm đại học (university) và học viện công nghệ (institute of technology) không?

    Mục đích chính khi sinh viên cắp sách tới giảng đường đại học là để tiếp thu kiến thức, và phát triển khả năng tư duy, tạo ra những ý tưởng mới.

    Mục đích chính của các học viên của tại một học viện công nghệ nào đấy là tập trung học những kiến thức để có thể áp dụng được vào ngay thực tế, ra ngoài có thể làm việc ngay.

    Mình không nói cái nào tốt hơn, chỉ đưa ra mục đích của từng cái một. Bạn đang học đại học nhưng yêu cầu những thứ thuộc về một trường dạy công nghệ. Nếu bạn không đủ điều kiện để bỏ học đh, theo học các khóa dạy của NIIT hay Aptech thì lời khuyên chân thành là bạn cố gắng học tốt những thứ căn bản trong chuyên ngành cộng các môn tự nhiên làm nền tảng vững chắc. Còn công nghệ bên lề thì tự học và học hỏi thêm khi đi làm lúc ra trường.

    Thiết nghĩ mấy ông thầy dạy của trường mình tốt nghiệp toàn những năm 70-80, lúc đấy làm gì đã có C++, java, .net, hay thậm chí máy tính để bàn. Thế nhưng bây giờ họ vẫn có thể đáp ứng nhu cầu dạy học của sv hiện tại. Nếu họ không tự học và tự đáp ứng theo thay đổi của công nghệ thì làm sao mà được như thế.

    Bạn phải hiểu công nghệ thay đổi liên tục. Bạn có thể học nhiều ngôn ngữ, nhiều công nghệ, nhưng rồi những ngôn ngữ đó cũng dần trở nên lỗi thời, công nghệ được thay thế bởi công nghệ mới hơn, nhưng nền tảng trong khoa học máy tính như OOP, thuật toán, automata, ... thì thay đổi rất ít. Nắm vững những kiến thức đó, bạn có thể ứng dụng vào bất cứ công nghệ nào.

    Nhu cầu con người ngày càng cao, ngành công nghiệp máy tính đang hướng đến những chủ đề rất khó (như machine learning chẳng hạn), đòi hỏi năng lực của lập trình viên hay trưởng nhóm phần mềm cũng càng cao hơn. Nếu bạn chỉ biết gõ code đơn thuần thì khả năng thăng tiến chậm, khó có thể đáp ứng những dự án có độ khó ngày càng tăng và có nguy cơ bị tụt lại đằng sau.

    Bạn học không phải cho 3, 5 năm trước mắt mà cho cả đời làm việc. Ví như bạn hi sinh thêm 2 năm học Master thay vì đi làm, ra trường bạn sẽ kiếm nhiều tiền hơn, được làm ở những vị trí cao hơn. Thêm một chút kiên nhẫn, bạn có thể gặt hái được những thành công bền vững hơn. Mình không nói rằng học là con đường duy nhất nhưng khi làm bất cứ điều gì với tư duy và sự kiên trì sẽ luôn có kết quả trội hơn so với làm một cách hấp tấp.

  9. #29
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Đang ở
    hà nội
    Bài viết
    0
    Xin bạn hvutrong một ít thời gian.

    Bạn làm ơn nói thêm tí nữa về khác biệt giữa University, Institute of Technology hay College đi. Thứ mà bạn nói trên kia lùng bà lùng bùng, quả thật Dark không nuốt nổi.

    Nhân tiện bạn phân biệt luôn Engineer,Bachelor,Master,Doctor-PhD luôn cho đủ bộ.

    Cám ơn bạn!

  10. #30
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0
    Nhân tiện qua bài này, em hi vọng mọi người giúp đỡ em 1 số vướng mắt như sau:

    1. Các môn, Phân tích thiết kế hệ thống,Công Nghệ Phần Mềm, Phân Tích Thiết Kế Hướng Đối Tượng có quan trọng không ? Nếu có thì phải nhất thiết lên giảng đường ko ?

    2. Tại sao khi em code java thì em thấy nó "bẩn" hơn C#, ( uhm ý của em ở đây cũng không rõ ràng lắm, có lẽ là code ko được sướng tay cho lắm) nhưng các cty tuyển thì lương Java thường cao hơn C# ?

    3. Em có 1 người anh, lương đáng mơ ước, có thể nói đó là 1 hình tượng mà em phấn đấu, ảnh chỉ có 2 kĩ năng chính ( English + Java ). Vậy có phải chỉ cần giỏi ( cực kì giỏi ) 1 NNLT là được ko ?

    4. Em có 2 tình yêu, 1 dành cho win với com,dll, sys, 1 dành cho game với dx, engine, và chưa bao giờ care đến java, nhưng cùng với thời gian để học 1 trong 2 cái đó so với học java, thì bên java dễ kiếm $ hơn, điều đó đúng ko ?

    @ sorry em nói có nhảm quá không nhỉ ?

 

 
Trang 3 của 4 Đầu tiênĐầu tiên 1234 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •