Nhiều người đàn ông trong chúng ta đều mong ước được làm cha, con những người thì bị số phân cướp đi mất khả năng lam cha. Ấy vậy mà vẫn có những con người lại chối bỏ chính những đứa con mang dọt máu của mình, để vạch chần cho sự dối chá hay chối bỏ con thì nhiều người phải tìm đến dịch vụ xét nghiệm ADN, cụ thể nhất là dịch vụ xét nghiệm ADN cha con. Dưới đây là một vài câu chuyên liên quan đến việc này.

>> Dịch vụ xét nghiệm adn từ trong bụng mẹ

Anh Đằng (Hải Dương) là một trong nhiều trường hợp cha không nhìn nhận con mặc dù kết quả xét nghiệm ADN cho thấy đúng là máu mủ của họ.

Bà Nguyễn Thị Nga, Giám đốc Trung tâm phân tích ADN và công nghệ di truyền cho biết, trong những ca đến xét nghiệm ADN, trường hợp khiến bà phẫn nộ nhất là người đàn ông nhận được kết quả chứng minh con mình nhưng phản ứng quyết liệt để chối bỏ. Câu đầu tiên khi họ có tờ kết quả trong tay là “Nó không thể là con tôi”.

“Thật đáng buồn khi người cha từ chối ruột thịt của mình. Họ chỉ dựa vào những nhận xét bên ngoài, suy nghĩ chủ quan và phủ nhận kết quả chính xác từ khoa học. Nhiều trường hợp không nghi ngờ tính chính xác của công nghệ ADN nhưng lại ngờ vực tính trung thực của người giúp họ tìm ra sự thật”, bà Nga nói.

Anh Đằng đến trung tâm ADN nhận kết quả và được khẳng định “đứa trẻ này chắc chắn là con anh”. Anh ta vẫn phủ nhận: “Tôi quan hệ gì với cô ấy đâu mà có đứa con này. Hơn nữa, con bé sinh ra đã giống hệt người khác, có giống tôi đâu”. Người đàn ông đưa ra nhiều lý lẽ khác như “tôi đã đi xem bói rồi, thầy bói khẳng định đây không phải con tôi”, hay “cô ta mới mang thai có 9 tháng đã đẻ, bình thường phải là 9 tháng 10 ngày chứ”…

Cãi lý mãi không được, anh đành thú nhận có vợ sắp cưới, chỉ vì phút ham vui nên đã quan hệ với cô gái này. Anh khăng khăng cho là mình bị lừa vì “lúc vào nhà nghỉ cô ta thề là đã đặt vòng nên không thể có thai được”.

Cho rằng nếu đứa trẻ này là con mình thì sẽ phá vỡ hạnh phúc đang có, anh Đằng một mực năn nỉ trung tâm ADN thay đổi kết quả, xác nhận không phải quan hệ cha con. Bị từ chối nhiều lần, anh đành chấp nhận nhưng xin thêm tờ photocopy kết quả. Chuyện tưởng như kết thúc nhưng vài tháng sau bà giám đốc Trung tâm phân tích ADN và công nghệ di truyền lại nhận được bức thư của cô gái đã “lừa” người tên Đằng kia.

Cô kể chồng chưa cưới đã bỏ rơi hai mẹ con cô để đi lấy vợ khác. Anh ta đưa cho cô một bản photocopy kết quả xét nghiệm với kết luận đứa trẻ cô mới sinh không phải con mình nên đành phải chia tay. Cô gái khẳng định tờ kết quả đã được sửa vì biết rõ nhất ai là cha của đứa bé. Cô không cần người đàn ông đó nữa nhưng muốn lấy lại danh dự của mình. Khi cô đòi xem bản chính, anh ta viện mọi lý do khước từ. Cô muốn xin trung tâm một bản gốc để làm sáng tỏ chuyện này.

“Tiếc là tôi không thể giúp được vì hôm đến làm thủ tục xét nghiệm cô gái đã không lường trước được sự tráo trở của người tình nên không ký tên vào tờ đơn xin xét nghiệm. Theo đúng nguyên tắc, cô sẽ không được nhận kết quả”, bà Nga cho biết. Bà giám đốc khuyên cô tìm mọi cách bắt người đàn ông kia cho xem bản gốc, mặc dù riêng việc giấu đi bản này cũng chứng tỏ sự không minh bạch của anh ta. Trường hợp không được, cô gái có thể mang chứng minh thư đến trung tâm xin xem xét cấp lại kết quả.

Bà Nga cho hay, thường những người đàn ông chối bỏ con mình đều vì sợ ảnh hưởng tới danh, lợi anh ta đang có. Họ không ngại hy sinh cả tình phụ tử, tìm mọi cách phủ nhận quan hệ máu mủ để bảo vệ lợi ích của mình, bất chấp việc này làm mất danh dự của người phụ nữ, gây tổn thương đến chính đứa trẻ.

Chị Xuân (Tây Hồ, Hà Nội) gặp tình trạng tương tự. Chồng chị Xuân là doanh nhân nước ngoài thành đạt ở Việt Nam. Anh có vẻ ngoài hào hoa phong nhã nên lọt vào mắt xanh của chị – một cô gái Việt xinh đẹp, giỏi giang. Sau khi kết hôn, chị Xuân giúp chồng việc kinh doanh, giao tiếp đến học tiếng Việt. Vợ chồng chị có một cô con gái đáng yêu và khiến nhiều người ngưỡng mộ vì hạnh phúc trọn vẹn của hai người.

Gần đây chị Xuân thấy chồng thay đổi nhiều, sau chuyến công tác nước ngoài hồi giữa năm. Về nhà, anh thường cáu với vợ, không quan tâm tới con. Anh hay vắng nhà, qua đêm ở nơi khác. Anh cũng không còn bàn bạc với vợ công việc làm ăn như trước. Một lần, chồng để quên điện thoại ở nhà, chị Xuân tò mò xem thử và thấy có nhiều tin nhắn tình tứ gửi cho chồng. Chị lặng lẽ tìm hiểu và biết chồng đã ngoại tình với cô gái là con một vị quan chức lớn đã giúp anh tháo gỡ nhiều khó khăn trong làm ăn.

Khi có bằng chứng rõ ràng, chị Xuân nói chuyện với chồng. Anh thừa nhận ngoại tình và đòi ly dị với lý do con gái không phải của anh ta. Không muốn níu kéo người chồng bội bạc đã cố tình rũ bỏ con để ly dị thật nhanh rồi làm đám cưới với người tình, chị Xuân vẫn muốn làm xét nghiệm ADN xác nhận quan hệ cha – con để lấy lại danh dự cho mình và con. Chồng chị đồng ý đi làm xét nghiệm, với điều kiện chị phải ký vào đơn ly hôn trước. Anh ta sợ chị sẽ dùng kết quả để trói buộc mình.

“Tôi đã ký đơn, giải thoát cho anh ta và cũng giải thoát cho chính mình. Khi nào con lớn khôn, tôi sẽ nói cho nó hiểu hết mọi điều để nó biết mẹ vẫn là người có phẩm hạnh, nó sẽ bước vào đời vững vàng mà không cần người cha bội bạc kia”, chị Xuân tâm sự.

Trong trường hợp này, bà Nga cảm thấy tiếc nuối cho người đàn ông vì đã đánh mất người vợ tài hoa, xinh đẹp và cô con gái có gương mặt như thiên thần. Bà cho biết, có người đàn ông chối bỏ con quyết liệt đến nỗi khiến những người xung quanh cũng nhầm tưởng anh ta là nạn nhân của một vụ lừa tình. Khi đó, nếu không có xét nghiệm ADN, sự thật sẽ mãi bị giấu kín. Câu chuyện về “nỗi oan” của anh Hữu (Hà Tĩnh) là một điển hình.

Anh Hữu hơn 40 tuổi, là giáo viên. Anh kể cuộc sống đang yên lành thì bỗng dưng cô bạn cũ thông báo anh đã có một đứa con trai với cô. Anh bàng hoàng và không chấp nhận được việc này. Hai người đã cãi vã liên miên và cuối cùng người phụ nữ quyết định làm đơn ra tòa buộc anh nhận con.

Giải quyết vụ kiện, tòa án huyện đã gửi mẫu của anh Hữu và đứa trẻ đến Viện khoa học hình sự, Bộ Công an để xét nghiệm ADN. Kết quả cho thấy hai người có quan hệ cha con. Tòa buộc Hữu phải nhận con và phụ cấp nuôi con, nhưng anh không chấp nhận, tìm mọi cách chối bỏ. Anh tìm tới Trung tâm phân tích ADN và công nghệ di truyền, trình bày sự việc, mong được giúp đỡ: “Tôi không hề có quan hệ với cô ta, làm sao có con. Hàng ngày tôi tiếp xúc với bao nhiêu bạn bè, đồng nghiệp, đối diện với hàng trăm ánh mắt và lời đàm tiếu của học trò trong trường. Tôi làm sao có thể đứng trên bục giảng nữa nếu không được giải oan”. Những lời nói này của anh khiến nhiều người xung quanh cảm thông.

Khi được hướng dẫn lấy mẫu để làm xét nghiệm ADN lại, anh Hữu tỏ ra hoài nghi tất cả, không tin tưởng bất cứ ai thu mẫu. Cuối cùng, phương án được đưa ra, anh Hữu và đứa trẻ, cùng mẹ nó, phải có mặt ở tòa án. Mẫu của 3 người được lấy dưới sự giám sát của cán bộ tòa án, rồi chia thành 3 bộ: Hai bộ sẽ được gửi chuyển phát nhanh đến trung tâm, bộ thứ ba do chính tay anh Hữu mang tới. Kết quả khiến chính kỹ thuật viên cũng bất ngờ. Cả 3 bộ mẫu đều cho cùng một kết quả: Anh Hữu là cha đứa trẻ.

“Trung tâm của tôi đã giải oan được cho nhiều người, và tôi từng nghĩ mình có thể giúp người đàn ông này chứng minh sự trong sạch. Nhưng tôi đã lầm. ADN không biết nói dối”, bà Nga chia sẻ.

>> Dịch vụ xét nghiệm adn hết bao tiền