Biến chứng nguy hiểm của bệnh loãng xương

Theo báo Sức Khoẻ Đời Sống, loãng xương là căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Trên thực tế, có tới 60% số người trên 60 tuổi bị loãng xương và gặp phải các vấn đề về xương khớp. Châm cứu tại nhà, Bấm huyệt tại nhà

Lý do lớn nhất khiến ngày càng nhiều người quan tâm đến việc phải làm gì để khỏi loãng xương chính là bởi những biến chứng nguy hiểm do căn bệnh này gây ra. Thời gian đầu, bệnh không gây ảnh hưởng gì cho người bệnh, nếu có cũng chỉ là các cơn đau thoáng qua nên bệnh nhân thường không chú ý tới. Tuy nhiên, nếu bệnh loãng xương kéo dài sẽ gây ra hàng loạt biến chứng gồm:

Các cơn đau, co cứng cơ ngày càng tăng khiến bệnh nhân mệt mỏi, suy nhược và ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng vận động cũng như công việc hàng ngày.
Bệnh loãng xương làm cột sống biến dạng, dẫn tới còng lưng, vẹo cột sống, gù, giảm chiều cao, khiến bệnh nhân tự ti, ngại giao tiếp, ảnh hưởng xấu tới tâm lý và chất lượng cuộc sống.
Xương ngày càng mỏng hơn, dễ xẹp, dễ lún và dễ gãy, nhất là ở những vị trí phải chịu áp lực của cơ thể như đầu dưới xương quay, cổ xương đùi, cột sống,…
Hậu quả cuối cùng không thể tránh khỏi của bệnh loãng xương là gãy xương. Chỉ một va chạm rất nhẹ hoặc thậm chí chỉ một cơn hắt hơn cũng có thể khiến xương bị gãy.
Nhiều bệnh nhân loãng xương vì sợ đau, sợ gãy xương mà chỉ nằm lỳ một chỗ. Tuy nhiên, việc nằm một chỗ lâu ngày lại khiến tình trạng loãng xương ngày càng nghiêm trọng hơn và làm tăng nguy cơ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như loét, nhiễm trùng đường tiểu, viêm phổi, bội nhiễm đường hô hấp.


Cách điều trị bệnh loãng xương

Hiện nay, nhiều bệnh nhân lựa chọn điều trị bệnh loãng xương bằng thuốc Tây y trong khi một số người khác lại tin tưởng phương pháp Đông y hoặc kết hợp cả Đông Tây y để khỏi loãng xương. Trên thực tế, bệnh loãng xương hoàn toàn có thể được cải thiện đáng kể nếu người bệnh biết cách duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, đồng thời kết hợp giữa phương pháp điều trị bằng Tây y và Đông y.

Làm gì để khỏi loãng xương bằng phương pháp Đông y?

Trong Đông y, bệnh loãng xương liên quan đến 3 tạng là can, tỳ và thận, trong đó tạng thận đóng vai trò đặc biệt quan trọng bởi thận chủ cốt, còn tỳ vị là nguồn cung cấp khí huyết cho cơ thể. Dưới đây là một số bài thuốc Đông y trị loãng xương được nhiều người áp dụng.

Cháo chim sẻ kỷ tử (giúp làm mạnh gân xương, ích tinh, ôn dương, bổ thận): Gạo tẻ 60g, đại táo 15g, kỷ tử 20g, chim sẻ 5 con. Chim sẻ làm thịt, bỏ hết phủ tạng, chân và lông rồi đem hầm cùng gạo tẻ và kỷ tử thành cháo, nêm thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.
Cam thảo 12g, viễn chí 10g, hắc táo nhân 16g, đại táo 10g, khởi tử 12g, đỗ trọng 10g, đương quy 12g, quy bản (sao vàng) 12g, thục địa 12g, bạch linh 10g, trạch tả 12g, đan bì 10g, sơn thù 12g, hoài sơn 10g. Đem sắc mỗi ngày 1 tháng, chia uống 3 lần trong ngày.
Gạo tẻ 80g, kỷ tử 30g, tang thầm 30g đem rửa sạch rồi nấu thành cháo, cho thêm đường phèn, chia ăn vài lần trong ngày.