Chào mừng đến với Diễn đàn lập trình - Cộng đồng lập trình.
Trang 1 của 4 123 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 40
  1. #1
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0

    Làm quen với lập trình MFC - VS2008

    MFC là Microsoft Foundation Classes bộ thư viện được Microsoft phát triển cho việc develope nhanh ứng dụng trên Windows bằng môi trường Visual C++. Ngày nay trên môi trường Visual C++ (VS200X,VS2010) cho ta 3 lựa chọn để phát triển ứng dụng như sau:

    1.Lập trình Win32API:
    Bản chất là lập trình với ngôn ngữ lập trình C và tương tác gọi các hàm API
    do hệ điều hành Windows cung cấp.
    Tuy nhiên bạn vẫn có thể trộn lẫn C++ vô:

    Ưu điểm : + Code bằng C (không biết có nên cho vào ưu điểm ko nữa)
    + Mã sinh ra nhỏ gọn chạy nhanh và ko bị phụ thuộc vào các tập
    tin DLL.
    Nhược điểm:
    + Khó nhớ các hàm, tên hàm, các cấu trúc liên quan đến một
    mảng thành phần nào đó mà ta cần sử dụng.
    + Vì thế thời gian develop một ứng dụng khá lâu.
    + Vì là lập trình C nên mã nguồn thường khó quản lý hơn, nhất là
    với những bạn có phong cách lập trình không được tốt.

    2.Lập trình C++.NET:
    Bản chất là lập trình với bộ thư viện .NET của MS cung cấp, sử dụng với cú
    pháp của C++.

    Ưu điểm : + Hướng đối tượng với các thành phần của .NET sử dụng dễ dàng
    nhanh chóng.
    + Cho phép trộn lẫn mã manged và unmagned. M$ hỗ trợ .NET
    cho VC++ với mục đích là cho phép bạn từng bước chuyển các
    ứng dụng cũ viết bằng C++ lên dần dần môi trường .NET, bởi
    trước đó có khá nhiều ứng dụng mà các thành phần của nó
    được viết bởi native C++.
    Nhược điểm:
    + Yêu cần phải kèm theo bộ Microsoft .NET Framework cồng kềnh
    để cài đặt và chạy trên máy client.
    + Nếu sử dụng lẫn lộn mã hoặc thành phần nào đó của native C++
    và managed C++ nên khó quản lý và bảo trì.
    + Hỗ trợ về .NET không bằng C# được.Vì C# được thiết kế là ngôn
    ngữ lập trình chính với nên .NET.

    3.Lập trình MFC:
    Bản chất là làm việc với C++ thông qua các lớp và đối tượng. Các lớp bao
    gồm các hàm và cấu trúc của Win32API về một thành phần nào đó được
    gói chung vào một lớp.

    Ưu điểm: + Lập trình hướng đối tượng với C++
    + Đỡ phải nhớ nhiều hàm và cấu trúc bởi chúng gói chung vào hầu
    hết một lớp.
    + Thời gian develope một ứng dụng sẽ nhanh hơn bởi sự hỗ trợ rất
    tốt của bộ Wizard với Visual Studio.
    Nhược điểm :
    + Chương trình khi biên dịch ra sẽ khá lớn cỡ độ từ vài MB đến vài
    chục MB có khi hoặc hơn tùy vào chế độ biên dịch Static Link
    (đưa toàn bộ vào một exe hoặc dll duy nhất) hoặc chế độ
    Dynamic Linked (bắt đính kèm mấy tệp dll của MFC).
    + Chắc chắn vẫn phải đính kèm mấy tệp của Visual C++ như
    msvcrtX.dll và msvcppX.dll (X tùy phiên bản VC++).
    + Tuy nhiên là vẫn phát triển ứng dụng nhanh hơn Win32API
    đồng thời lại không quá cồng kềnh như .NET

    P/S: Bài tiếp theo chúng ta sẽ bắt đầu với ứng dụng đơn giản nhất của MFC- Dialog Based Application.

  2. #2
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0
    Bước 1 : Khởi động VC++
    Bước 2 : Tạo project MFC Application mới



    Sau khi Wizard của MFC hoàn thành bạn thu được giao diện đơn giản sau


    Bước 3 : Sử dụng ToolBox kéo một Static Text và một EditBox vào Dialog
    Để đặt thuộc tính cho công cụ điều khiển trên Dialog bạn sử dụng của sổ Property View có thể tìm trong thực đơn
    View->Other Windows -> Properties Windows hoặc phím tắt Alt + Enter

    Static Text: Bạn đặt Caption
    Caption = "Enter text here to set caption of Dialog"



    Bước 4 : Viết đáp ứng sự kiện chuột cho nút OK để đổi caption của Dialog thành nội dung mà ta đặt trong text box



    Sau đó tìm đến hàm void CDialogDlg::OnBnClickedOk() trong file DialogDlg.cpp
    Sử dụng Class View để tìm nhanh ra hàm OnBnClickedOk() trong lớp CDialogDlg
    bằng cách nhấn đúp vào tên hàm trong cửa sổ Class View.

    Và ta hoàn thành đoạn code như sau

    Mã:
    void CDialogDlg::OnBnClickedOk(){    // TODO: Add your control notification handler code here        /* Đây là mã mà VC++ tự thêm cho bạn để xử lý sự kiện khi bạn nhấn lên nút OK       để cập nhật nôi dung trong TextBox lên caption của Dialog        Ở trên bạn đã kéo từ ToolBox vào một TextBox có ID là IDC_EDIT1.    */     //Lấy nội dung từ EditBox có IDC là IDC_EDIT1    CString content; //Biến lưu nội dung EditBox      /*Trong MFC EditBox control được cài đặt một lớp    tương ứng là CEdit dùng để điều khiển control EditBox     Hàm GetDlgItem(UINT nID): Trả về một con trỏ dạng CWnd là lớp cơ sở của mọi    Control trên Dialog kể cả EditBox của ta.    */    CEdit *pEditBox=(CEdit*)GetDlgItem(IDC_EDIT1);     //Lấy Text từ trên EditBox thông qua contrỏ pEditBox    pEditBox->GetWindowTextW(content);     //Cập nhật lên title bar    this->SetWindowTextW(content);    //OnOK();}
    Bước 6: Bấm F5 để build and Run và nhập thử 1 đoạn Text rồi bấm OK xem thành quả của bạn.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0
    Trong MFC khi bạn thiết kế một Dialog với một control chắc chắn có 2 vấn đề bạn muốn quan tâm tới control đó trên Dialog:

    1. Thường là chỉ quan tâm đến dữ liệu được lưu trên Control đó là gì.
    2. Dữ liệu được nhập có hợp lệ hay không
    3. Bạn có nhu cầu điều khiển control đó hay không? (Ví đụ thay font cho Control, hoặc đi chuyển control đến vị trí khác )

    MFC cung cấp cho bạn cơ chế DDX - Dialog Data Exchange giúp bạn kết nối một Control trên Dialog thông qua ID của nó với một biến và thông qua biến này ta thao tác với nó dễ dàng để lấy hoặc là cập nhật dữ liệu lên Control tương ứng.

    Ngoài ra để đảm bảo tính đúng đắn của dữ liệu - ví dụ bạn có textbox chỉ cho phép user nhập số nếu user nhập sai thì sẽ đưa ra thông báo. Cơ chế này được MFC hỗ trợ sẵn thông qua DDV - Dialog Data Validation nhằm đảm bảo việc bạn đưa từ Control vào biến lại là hợp lệ.

    Hàm liên quan :
    UpdateData(BOOL SaveAndValidate);

    Khi gọi UpdateData(TRUE) - Đưa dữ liệu từ mọi control vào biến thành phần tương ứng kết nối với nó:

    + Trước tiên MFC sẽ kiểm tra tính hợp lệ của dữ liệu trên công cụ điều khiển
    nếu sai đưa ra thông báo lỗi.

    + Nếu dữ liệu đã hợp lệ thì việc chuyển dữ liệu từ Control -> Biến được thực
    hiện và bạn có được dữ liệu hiển thị trên Control hiện đã được lưu trong
    biến.

    Khi gọi UpdateData(FALSE) - Là thao tác ngược lại đư dữ liệu từ biến lên Control.

    Bước 1: Tạo project MFC Dialog Based lấy tên Solution là SimplCalc


    Bước 2: Sử dụng ToolBox thiết kế lại giao diện chương trình đồng thời
    đặt các ID cho các công cụ điều khiển trên Dialog như trên hình



    Bước 3: Tạo kết nối từ Control <-> Biến sử dụng ClassWizard. Bạn đang sử dụng DDX và DDV trong MFC chính là ở đây.






    Bước 4: Xây dựng bắt sự kiện khi nút + được bấm. Các nút còn lại bạn xây dựng tương tự



    PS: Lession 3 Sử dụng Basic of ListBox, ComboxBox Control, CheckBox Control

  4. #4
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0
    Trong MFC Listbox control là một công cụ điều khiển giúp bạn biểu diễn dữ liệu dạng danh sách. Vì ở mục trước mình đã hướng dẫn một vài thao tác bằng hình ảnh rùi, nên từ bài này trở đi phần hình ảnh của design Dialog theo từng bước nếu thực sự cần thiết mình sẽ thêm vào.

    Bước 1: Tạo một MFC Dialogbase application type.

    Bước 2: Bạn thiết kế giao diện như hình vẽ gồm 1 Label (Static), một TextBox (Edit Control), một Listbox (Listbox Control) và 4 Button. Tất cả bạn đều có thể
    tìm thấy trong ListBox

    Bước 3: Tạo một biến Value (CString) kết nối với EditBox đặt tên là m_txtEdit, bạn tạo tiếp một biến Control kết nối với ListBox đặt tên là m_wndListBox.


    Bước 4: Thiết kế chương trình với mục đích như sau.
    Sử dụng Listbox để lưu một danh sách các xâu nhập vào từ EditBox, trong đó thực hiện các thao tác Thêm (Add), Xóa (Remove), Sửa (Update) và Xóa toàn bộ nội dung ListBox (Clear).

    Khi tạo ra một biến Control kết nối với ListBox thì MFC xác định kiểu của biến đó là CListBox và tên biến ta đã đặt ở phần trước là m_wndListBox

    Các phương thức quan tâm.

    Mã:
      //Thêm vào cuối ListBox một xâu là lpszItem, xâu này là xâu dạng NULL Terminal kết thúc ở cuối xâu bằng '\0' CListBox::AddString(LPCTSTR lpszItem);  //Đếm số phần tử hiện có trong ListBox int  CListBox::GetCount();  //Loại một phần tử vào trước một vị trí  int CListBox::DeleteString(index);  //Trả về chỉ số của phần tử đang được chọn int CListBox::GetCurSel();  //Bạn có thể xác lập chọn một hoặc nhiều phần tử trong listbox  int CListBox::SetCurSel(int index);  //Để lấy nội dung xâu  có chỉ số index trong trong ListBox int CListBox::GetText(int index,LPTSTR lpszText); //========== Một số hàm làm việc với chế độ Multi Selection =========  //Chọn hoặc bỏ chọn một loạt phần tử từ nFirstItem đến nLastItem int CListBox::SetItemRang(BOOL bSel,int nFirstItem,int nLastItem);  //Đếm số phần tử được chọn int CListBox::GetSelCount();  //Lấy danh sách các phần tử đã được chọn trên ListBox, hàm trả về //số phần tử đã được chọn trong ListBox và mảng chứa chỉ số các phần tử  //đã được chọn int CListBox::GetSelItem(int nMaxItem,LPINT rgIndex);  /MaxItem : Là số phần tử tối đa bạn muốn lấy đưa vào mảng rgIndex phải <= chỉ số tối đa của mang rgIndex
    Ngoài ra khi chọn vào một phần tử trên Listbox thì nội dung xâu đó tự động được đưa vào trong EditBox giúp bạn dễ dàng trong thao tác Sửa (Update).
    Để làm được điều này trong cửa sổ Properties bạn bắt Notify Message LBN_SELCHANGE của ListBox

  5. #5
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0
    cảm ơn Tadius, bài viết rất chi tiết và dễ hiểu.

    mình đang nghiên cứu đến serialize & collection. không biết bạn có guide về vấn đề này chưa

  6. #6
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0
    Thax Tadius, mình rất cần những tut basic về MFC như thế này [IMG]images/smilies/biggrin.png[/IMG] Tiếp tục nha ^^

  7. #7
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0
    thankyou very much
    nhưng tadious có thể chuyển qua code C để mình biên dịch với Mingw không.

  8. #8
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0
    Bài hướng dẫn rất hay ^^! Có sách hướng dẫn không ? Share mọi người với [IMG]images/smilies/kiss.gif[/IMG]

  9. #9
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0
    Bài hướng dẫn quá hay. Hi vọng bạn có thể viết thêm một vài control nữa. Thank

  10. #10
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0
    Bước 2 : Tạo project MFC Application mới

    Chào, sao vc++ 2008 cùa mình khi tao project không giống như vầy:
    Bên khung project types chỉ tới chỗ general là hết k có thư viện MFC???
    Giúp mình nha.

 

 
Trang 1 của 4 123 ... CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •