Chào mừng đến với Diễn đàn lập trình - Cộng đồng lập trình.
Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 11
  1. #1
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0

    Cơ bản về SQL cho người mới bắt đầu

    Căn bản SQL cho người lập trình C#
    Bài này mình giới thiệu cho các bạn các thành phần cơ bản của SQL mà bạn cần biết để có thể viết một chương trình làm việc với cơ sở dữ liệu bằng C#.
    · Query
    · Câu lệnh INSERT
    · Câu lệnh UPDATE
    · Câu lệnh DELETE
    · Kiểu dữ liệu T-SQL
    SQL là cái gì ?
    Nếu như bạn đã từng làm việc với hệ quản trị cơ sở dữ liệu, tất nhiên sẽ biết sử dụng SQL. SQL là ngôn ngữ database chuẩn quốc tế. Bạn có thể dùng SQL để tạo thêm dữ liệu, lấy thông tin, thay đổi hay xóa dữ liệu (và nhiều thứ khác). Tóm lại, SQL tiếng Anh là “Structured Query Language”, ngôn ngữ có cấu trúc.Được phát triển từ những năm 70, được IBM sáng tạo ra và gọi với tên là : SEQUEL “Structured English Query Language”, sau này được thay đổi đi một chút gọi là SQL nhưng có khác với SEQUEL, cần tránh nhầm lẫn. SEQUEL hiện được sử dụng trong hệ thống của IBM. Về cách phát âm, trong thế giới của Microsoft và Oracle gọi là “sequel” ( xi-quờ ). Còn trong khu vực làm việc với DB2 và MySQL thì hay gọi là “ess cue ell” ( ét-kiu-eo ). Các bạn thích gọi thế nào cũng được, tùy [IMG]images/smilies/biggrin.png[/IMG]..Tớ thì hay gọi nó là “ess cue ell”. Bắt đầu về SQL cấu trúc và query.
    Yêu cầu cần thiết để thực hiện các thao tác trong bài viết này :
    1. Microsoft Visual C# 2005 Express Edition
    2. Microsoft SQL Server 2005 Express Edition
    3. Cài đặt thêm : MS SQL Server Management Studio 2005 Express
    4. Database : Northwind
    Các bạn có thể download free trong trang Downloads của Microsoft.
    Sau đó cài đặt tất cả và bắt đầu vào thao tác trong database.





    Lấy dữ liệu (RETRIEVING DATA)

    Một query của SQL dùng để lấy thông tin từ database. Dữ liệu được chứa trong các hàng (rows) của bảng (tables). Hàng (Rows) gồm một nhóm các cột (Columns) chứa dữ liệu tương ứng. Biểu thức query lấy dữ liệu có cấu trúc :
    · Một danh sách SELECT (lựa chọn), tại vị trí các cột được gọi để lấy dữ liệu chỉ định.
    · Một mệnh đề WHERE, xác định bảng (tables) cần truy cập để lấy dữ liệu.
    Bây giờ những từ nào tiếng Anh cần thiết thì tớ viết tiếng Anh nhé để khi lập trình đỡ bị loạn giữa Anh và Việt. Khi viết các query SQL thì viết hoa, đơn giản là để xác định nó là từ khóa của SQL; SQL không phân biệt chữ hoa chữ thường cho nên nếu viết thường không ảnh hưởng gì cả; chẳng qua viết hoa tránh nhầm lẫn. Cái này theo chuẩn lập trình ANSI để phân biệt thôi.
    Viết một query đơn giản
    Mã:
    SELECT 
    *
    FROM
    	Employees;
    Dấu * nghĩa là lấy dữ liệu của tất cả các cột nằm trong bảng. Khi thực thì (! Execute) query này trong “Northwind” thì sẽ thu được tất cả các hàng và cột nằm trong ‘Employees’ Table.
    Chú ý: khi bạn làm việc với cơ sở dữ liệu của SQL Server 2k5 thì dùng GUI dễ xác định các thành phần và đặc điểm của cấu trúc khi làm việc với cơ sở dữ liệu. Query có thể hiểu là làm việc theo kiểu code. Thực tế để code với cơ sở dữ liệu một cách chuẩn thì câu lệnh sẽ rất phức tạp và tốn nhiều dòng (có khi lên đến hàng trăm dòng code.

    Nếu bạn chưa biết thực thi (! Execute) query như thế nào thì làm như sau :
    1. Mở Mircrosoft SQL Server Management Studio 2005 Express ra.
    2. Chọn db ‘Northwind’.
    3. Chọn nút ‘New Query’ trên Toolbar (thanh công cụ).
    4. Viết query vào.
    5. Phải chuột và chọn ‘! Execute’.
    6. Sẽ thấy kết quả tại tab ‘Results’ ngay bên dưới phần mà bạn vừa code query xong.
    Giải thích câu query
    Câu query vừa thực hiện là :
    Mã:
     SELECT * FROM Employees;
    Nghĩa là : lấy dữ liệu của tất cả các cột các hàng của bảng ‘Employees’. Hoặc là : lấy tất cả dữ liệu có trong bảng ‘Employees’.
    Giả sử muốn lấy dữ liệu của một số columns thôi vì có nhiều cột không cần thiết, lấy vào chỉ tốn tài nguyên khi thực thi thì query như sau :
    Mã:
     
    SELECT
    	<column 1>,
    	<column 2>,
    	….
    	<column n>
    FROM
    	Employees;
    Trong đó <column X> là tên column bạn cần lấy dữ liệu. Chẳng hạn tớ chỉ muốn lấy tên của nhân viên trong bảng ‘Employees’ thôi thì query như sau :
    Mã:
     SELECT
    	Lastname
    FROM 
    	Employees;
    Hoặc lấy số ID của nhân viên và họ tên của nhân viên :
    Mã:
    SELECT
    	employeeid,
    	firstname,
    	lastname
    FROM
    	Employees;
    Giảm bớt số lượng dữ liệu không cần thiết sẽ rất tiết kiệm tài nguyên khi bạn làm việc với một cơ sở dữ liệu lớn, đồ sộ.
    Mệnh đề WHERE
    Yếu tố thêm trong query này là WHERE để xác định hàng có tính chất nào đó.
    Cấu trúc câu lệnh :
    Mã:
     WHERE <column1> <operator> <column2>
    Trong đó : <column1> <column2> là tên 2 cột với toán tử so sánh ‘operator’.
    Thử dùng WHERE trong câu query vừa viết xong nhé :
    Mã:
    SELECT 
    	employeeid,
    	firstname,
    lastname
    FROM
    	Employees
    WHERE 
    	country = ‘USA’;
    Rồi, ấn F5 để thực thi query hoặc phải chuột->! Execute ^_^!
    Chú ý: nếu là string thì phải để trong dấu ‘ như ở trên.
    Toán tử so sánh của mệnh đề WHERE


    Chú ý: trong chuẩn SQL không có toán tử ‘!=’; chỉ áp dụng với kiểu dữ liệu T-SQL.
    Toán tử LIKE
    Toán tử này đưa ra kết quả theo kiểu pattern cho trước (cái này liên quan Regular Expression). Ví dụ
    Mã:
     WHERE Title LIKE ‘Sale%’
    Sẽ lấy ra tất cả các hàng nào có cột có tiêu đề bắt đầu với cụm từ Sale , có thể là ‘Sale’ , ‘Sale0’,’Saleman’……
    Có 4 trường hợp để xác định pattern :
    · % : bất cứ kí tự hoặc một nhóm nào đều hợp lệ kể cả rỗng (empty).
    · _ : một kí tự bất kì . Ví dụ : LIKE ‘_ales’ có thể là : Sales,Bales,Cales…nhưng chỉ 1 kí tự.
    · [ ] : Một vài kí tự xác định cho phép là hợp lệ. Ví dụ: LIKE ‘[bs]ales’ thì chỉ có 2 kết quả là : bales và sales.
    · [^] : kí tự không phải nhóm kí tự xác định. Ví dụ : [^a-h] thì không lấy kí tự nào từ a đến h.
    Cái này giống hệt Regular Expression nha. [IMG]images/smilies/biggrin.png[/IMG]
    Đôi lúc bạn sẽ thấy những cột chẳng có giá trị gì được gắn cho nó cả, ta gọi là NULL (column is NULL). Vì vậy có toán tử giúp ta xác định các giá trị này :
    Toán tử IS NULL và IS NOT NULL
    · IS NULL : Cho phép lấy ra hàng có cột chẳng có giá trị gì.
    Ví dụ : WHERE Region IS NULL
    · IS NOT NULL : Cho phép lấy ra hàng có cột có giá trị.
    Ví dụ : WHERE Region IS NOT NULL
    Một query đúng :
    Mã:
    SELECT * FROM Employees WHERE Region IS NULL;
    Một query sai :
    Mã:
    SELECT * FROM Employees WHERE Region = NULL;
    Tại sao sai ? Sai vì chẳng có cái gì ‘= NULL’ cả [IMG]images/smilies/biggrin.png[/IMG]. Sai toán tử.
    Toán tử BETWEEN và IN
    Nhiều lúc muốn lấy kết quả trong một khu vực mình muốn thu hẹp lại (range), ước chừng khoảng thế nào đó. Ta dùng BETWEEN và IN
    · BETWEEN : trả về true nếu giá trị nằm trong một khoảng.
    Ví dụ : WHERE extension BETWEEN 400 AND 500
    Lấy hàng có cột ‘extension’ có giá trị trong khoảng 400 và 500
    · IN : trả về true nếu giá trị nằm trong một danh sách (list). Danh sách có thể là một query con (sub-query)
    Ví dụ : WHERE city IN (‘Seattle’, ‘London’)
    Lấy hàng có cột ‘city’ mang giá trị là ‘Seattle’ và ‘London’.
    Toán tử Logic : AND – NOT – OR
    · AND : ví dụ : WHERE ( title LIKE ‘Sale%’ AND lastname = ‘Peacock’ )
    · NOT : ví dụ : WHERE NOT ( title LIKE ‘Sale%’ AND lastname = ‘Peacock’)
    · OR : ví dụ : WHERE ( title = ‘Anh Tuấn’ OR title = ‘Pete’ )
    Cái này dễ hiểu khỏi giải thích. ^^!
    Sắp xếp dữ liệu
    Khi lọc ra được các dữ liệu muốn tìm nhưng mà nó không theo trật tự nào cả. Bạn muốn kết quả thu được tự sắp xếp theo một hướng nào đó để bạn dễ hiểu dễ nhìn.
    Dùng mệnh đề ORDER BY
    Cấu trúc :
    Mã:
     ORDER BY <column_name> [ASC | DESC] {, n}
    · ASC : Ascending
    · DESC : Descending
    Nếu bạn không có ASC hay DESC thì mặc định (default) là ASC
    Query chung mẫu :
    Mã:
    SELECT <column_list>
    FROM <table>
    WHERE <predicate>
    ORDER BY <column_name> ASC | DESC
    Bây giờ sử dụng những cái đã biết ở trên vào làm vài query phức tạp chơi nhé ^&^!
    Viết Query phức tạp
    Bây giờ tớ muốn :
    · Lấy các đơn đặt hàng (orders) được nhận bởi nhân viên có id là 5 (employeeid = 5 )
    · Đơn đặt hàng chuyển tới Pháp (France) hoặc Brazil.
    · Chỉ lấy thông tin : OrderID, EmployeeID, CustomerID, OrderDate và ShipCountry.
    · Sắp xếp theo nước nhận hàng và ngày đặt hàng
    Hooooohohohoo…Nghe phức tạp chưa..Đọc mù mắt, đếch ra cái gì [IMG]images/smilies/biggrin.png[/IMG]
    Mở New Query và dùng code sau :
    Mã:
    SELECT
    	Orderid,
    	Employeeid,
    	Customerid,
    	Orderdate,
    	Shipcountry,
    FROM
    	Orders
    WHERE
    	Employeeid = 5
    	AND
    	Shipcountry IN ( ‘Brazil’ , ‘France’)
    ORDER BY
    	Shipcountry ASC,
    	Orderdate ASC
    Bạn sẽ thu được 10 hàng có kết quả tương ứng nha.
    Kết thúc mục lấy dữ liệu từ database.

    Mục lục:
    1. Giới thiệu cơ bản ngôn ngữ SQL
    2. Giới thiệu cơ bản về ADO.NET
    3. Tạo kết nối tới database
    4. Thực thi câu lệnh SQL
    5. Xử lý kết quả với Data Reader
    6. Cách xử lý dữ liệu với Data Adapter và DataSet
    7. Giới thiệu về DataBinding

  2. #2
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0
    Chèn thêm dữ liệu (INSERTING DATA)
    Bạn đã biết cách lấy dữ liệu từ db bây giờ phải biết thêm chèn thêm dữ liệu vào db nữa chứ. Để thêm dữ liệu vào dùng câu lệnh ‘INSERT’. Rất đơn giản không phức tạp lắm vì khi thêm dữ liệu đâu cần phải lọc,sắp xếp phân loại nên không xài WHERE và ORDER BY khi thêm dữ liệu.
    Cấu trúc câu lệnh INSERT :
    Mã:
    INSERT INTO <table_name>
    	( <colum-1>, <column-2>,… , <column-N>)
    VALUES
    	( <value-1>,<value-2>, …, <value-N)
    Bây giờ thử nha. Mở thằng ‘Northwind’ rấu đó chọn bảng ‘Shippers’. Cột đầu tiên là ‘ShippersID’ là khóa của bảng này. Tiếp theo là ‘CompanyName’ và ‘Phone’
    Ta thử thêm một người ship hàng :
    Mã:
    INSERT INTO shippers
    	( CompanyName, Phone )
    VALUES 
    	( ‘CongDongCViet.COM’, ‘000-123456’);
    Sau đó run query này, có một Message trong reporting “ (1 row(s) affected “. Sau đó xem lại table ‘Shipper’ thì có thêm một hàng mới (new row) mà ta vừa chèn vào bảng xong.
    Kết thúc mục chèn thêm dữ liệu vào database.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Đang ở
    hà nội
    Bài viết
    0
    Thay đổi dữ liệu (UPDATING DATA)
    Bây giờ một việc quan trọng là thay đổi dữ liệu. ta dùng câu lệnh ‘UPDATE’. Khi làm việc với câu lệnh ‘UPDATE’ nên rất cẩn thận vì sự thay đổi sẽ có tác dụng ảnh hưởng tất cả các hàng trong mệnh đề WHERE; bạn nên chú ý điều này.
    Cấu trúc câu lệnh UPDATE
    Mã:
    UPDATE <table_name>
    SET
    	<col-1> = <val-1>,
    	<col-2> = <val-2>,
    	…,
    	<col-N> = <val-N>
    WHERE <predicate>
    Vừa nãy khi chèn thêm dữ liệu ta thêm vào một hàng, hàng đó có ‘ShipperID = 4’
    với CompanyName = ‘CongDongCViet.COM’; bây giờ ta đổi cái CompanyName thành ‘Pete – Vo Danh Tieu Tot’ nhé ^~^!
    Mã:
    UPDATE shippers
    SET
    	CompanyName = ‘Pete – Vo Danh Tieu Tot’
    WHERE
    	ShipperID = 4
    Thấy reporting “ (1 row(s) affected) “. Refresh table thấy sự thay đổi ngay.
    Đơn giản nhưng rất cẩn thận với câu lệnh này nhé.
    Kết thúc mục thay đổi dữ liệu trong database.

  4. #4
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0
    Xóa dữ liệu (DELETING DATA)
    Để xóa dữ liệu ta dùng câu lệnh ‘DELETE’, giống như ‘UPDATE’ bạn cần cẩn thận với query này luôn nếu không data sẽ bị xóa không tưởng đó. ^^
    Cấu trúc câu lệnh ‘DELETE’
    Mã:
    DELETE FROM <table_name>
    WHERE <predicate>
    Áp dụng luôn, thử xóa luôn cái hàng mà ta vừa chèn thêm và sau đó thay đổi Companyname trong table ‘Shippers’ nhé.
    Mã:
    DELETE FROM Shippers
    WHERE ShipperID = 4
    Report “ (1 row(s) affected) “. Refresh table lại -> mất tiêu rồi.
    NHƯNG : nếu mà bạn thử xóa 3 cái ShipperID còn lại trong table Shipper dùng query trên thì sẽ gặp ERROR (lỗi). Tất nhiên là lỗi vì ở đây mỗi shipper handle nhiều đơn đặt hàng (orders) và mỗi order chỉ tồn tại khi nó được gán với một shipper. Cái này gọi là ‘Foreign-Key Relationship’ của Orders và Shippers. Vì vậy cơ sở dữ liệu sẽ chống lại sự xóa Shippers.
    Nhiều lúc bạn muốn xóa từng hàng trong bảng dữ liệu thì TRUNCATE là sự lựa chọn tốt hơn là DELETE. Vì khi xóa mỗi hàng DELETE thường log lại thông tin xóa trong khi TRUNCATE thì không log lại gì. MSDN để tham khảo thêm nhé ^_@!.

  5. #5
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0
    Kiểu dữ liệu T-SQL
    T-SQL cung cấp một cơ sở kiểu dữ liệu rất tốt – có chính xác 27 kiểu. Trong đó có cả UDT (User-defined data type : kiểu dữ liệu người dùng định nghĩa).
    Dữ liệu kiểu số (Numeric Data Types)
    Có 8 kiểu số trong T-SQL và tương ứng với C#.


    Dữ liệu kiểu tiền tệ (Money Data Types)


    Kiểu dữ liệu chuỗi kí tự (Character String Data Types)


    Kiểu dữ liệu ngày giờ ( Date and Time Data Types )


    Kiểu dữ liệu nhị phân ( Binary Data Types )


    Kiểu dữ liệu khác (Other Data Types)


    Độ ưu tiên các kiểu dữ liệu (Data Type Precedence)
    Sắp xếp theo thứ tự ưu tiên cao đến thấp


    Kết thúc loạt bài viết về SQL cơ bản cho lập trình cơ sở dữ liệu C#.

    Thay mặt các member của cộng đồng C Việt gửi lời cảm ơn tới Xcross87 (Posted by Dreaminess)

  6. #6
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0
    sonhn bổ sung 1 chút, để các bạn khỏi nhầm lẫn:

    - SQL: là ngôn ngữ truy xuất & quản lý cơ sở dữ liệu, và được công nhận bởi cả ANSI và ISO. Nó được dùng trong tất cả các hệ quản trị CSDL như một ngôn ngữ giao tiếp phổ biến nhất.

    - T-SQL: (Transact-SQL) là một sự mở rộng của SQL do Microsoft định nghĩa, và được sử dụng trong sản phẩm SQL-Server của họ.

    - PL/SQL: cũng là một sự mở rộng khác của SQL do Oracle định nghĩa, và chỉ được dùng trong hệ quản trị CSDL Oracle (nghĩa là, nếu bạn chỉ làm việc với SQL Server thì không cần quan tâm tới nó, và ngược lại).

    Cả T-SQL và PL/SQL được bổ sung thêm nhiều kiểu dữ liệu mới và một cấu trúc lập trình mạnh như một ngôn ngữ lập trình thủ tục thứ thiệt. Bạn có thể khai báo biến biến, dùng lệnh rẽ nhánh, vòng lặp, viết thủ tục, trigger...

    Các bạn có thể xem thêm thông tin tại:
    SQL : http://en.wikipedia.org/wiki/SQL
    PL/SQL : http://en.wikipedia.org/wiki/PL/SQL
    T-SQL : http://en.wikipedia.org/wiki/Transact-SQL

    Cảm ơn sonhn đã bổ sung! (Posted by Dreaminess)

  7. #7
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0
    Một vài câu lệnh truy vấn điều kiện (if... then....)
    ==============================================

    Mã:
    use master
    go
    if exists(select* from dbo.sysdatabases where name='DEMO')
    drop database DEMO
    else
    print 'Không có Database này trong SQL Server 2000'
    go
    Đó là câu lệnh nếu tìm thấy tên cơ sở dữ liệu DEMO trong SQL Server 2000 thì xóa CSDL đó đi, còn không thì thông báo không có.

    Mã:
    use master
    go
    
    if not exists (select * from dbo.sysdatabases where name = 'DEMO')
    	begin
    		create database DEMO
    		use DEMO
    	end
    else
    	use DEMO
    go
    
    create table CaNhan
    (
    	_id int primary key,
    	First_Name nvarchar(50), 
     	Last_Name nvarchar(50),
    	Gender char(1),
    	Marital_Status char(1)
    )
    go
    
    insert into CaNhan 
     values (1,'John','Smith','m','S')
    insert into CaNhan 
     values (2,'James','Bond','m','M')
    insert into CaNhan 
     values (3,'Alexa','Mantena','f','M')
    insert into CaNhan 
     values (4,'Shui','Qui','f','M')
    insert into CaNhan 
     values (5,'William','Hsu','m','S')
    insert into CaNhan  
     values (6,'Danielle','Stewart','F','M')
    insert into CaNhan 
    values (7,'Martha','Mcgrath','F','M')
    insert into CaNhan 
     values (8,'Henry','Fayol','m','S')
    insert into CaNhan 
     values (9,'Dick','Watson','m','M')
    insert into CaNhan 
     values (10,'Helen','Foster','F','M')
    go
    Giải thích:
    - Tạo database và table này để phục vụ cho việc thể hiện lệnh case trong SQL.
    - Mấy câu lệnh trên sẽ kiểm tra xem trong SQL đã có database DEMO chưa? Nếu chưa sẽ tạo mới, nếu rồi thì sử dụng nó để tạo table CaNhan (thông tin cá nhân) vào trong database đó.
    - Chú ý câu lệnh GO dùng để phân tách các bó câu lệnh

    Dùng hàm CASE để lọc dữ liệu rồi thêm một số kiểu hiển thị:

    Ví dụ: Trong table CaNhan(_id, First_Name, Last_Name, Gender, Marital_Status) chúng ta muốn hiển thị Full_Name với phân biệt là đàn ông thì thêm Mr đằng trước còn phụ nữ thì Miss. (Tạm thời vậy đi ).

    Mã:
    select _id,FullName=case(Gender)
    when 'm' then 'Mr. '+ First_Name+ ' ' + Last_Name
    when 'f' then 'Miss. '+ First_Name + ' ' + Last_Name
    end
    from CaNhan
    
    Kết Quả:
    _id          FullName
    --------- -------------------------------------------------------1           Mr. John Smith
    2           Mr. James Bond
    3           Miss. Alexa Mantena
    4           Miss. Shui Qui
    5           Mr. William Hsu
    6           Miss. Danielle Stewart
    7           Miss. Martha Mcgrath
    8           Mr. Henry Fayol
    9           Mr. Dick Watson
    10          Miss. Helen Foster
    
    (10 row(s) affected)

  8. #8
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0
    Dùng các câu lệnh truy vấn điều kiện (if ... then...) trong CSDL là rất hay. Khi bạn viết chương trình quản lý, với cách như trên bạn có thể backup, restore, attach database vào SQL Server một cách tự động rất tuyệt vời.

  9. #9
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0
    Sao không ai nói thêm về Join, Inner join và Outer join nhỉ?
    So sánh 3 loại đó với nhau và so sánh chúng với mệnh đề where trong câu select để thấy được điểm mạnh của Join chứ.
    Thiếu cái này rồi pà kon.

  10. #10
    OK, chúng ta tiếp tục nhé.

    Thực ra thì không có gì phức tạp cả, nhưng JOIN là một vấn đề căn bản không thể bỏ qua được. Dùng code SQL do trình designer tự sinh luôn có những hạn chế không thể vượt qua được. Do đó, để thực sự làm chủ Database bắt buộc phải hiểu thật sâu về SQL (cũng giống như muốn cr@ck phần mềm thì phải biết ASM vậy, chứ chỉ dùng tool để chọc ngoáy thì không thể tiến xa được).


    1. JOIN là cái gì?
    Đơn giản JOIN dùng để liên kết nhiều bảng (table) dữ liệu lại với nhau. Tại sao lại phải liên kết? Bởi vì khi thiết kế cơ sở dữ liệu cho một ứng dụng, dư thừa dữ liệu (redundance) là vấn đề đáng trách nhất. Để tối ưu, các cột hay các trường dữ liệu (field) giống hệt nhau không được phép lặp đi lặp lại trên nhiều bảng. Thay vào đó, phải tích cực dùng quan hệ (relation) giữa các bảng thông qua một (hoặc vài trường) chung để truy xuất dữ liệu trên các bảng này khi cần.

    2. Các loại quan hệ:
    Nói đến mô hình quan hệ trong database tức là nói đến mối liên hệ giữa HAI BÊN - bên phải và bên trái, cụ thể là bảng bên phải và bảng bên trái. Một cách tự nhiên, có thể thấy ngay 4 loại quan hệ sau:

    * Một - Một: Một dòng hay một bản ghi (record) của bảng bên TRÁI tương ứng với một dòng duy nhất của bảng bên PHẢI.

    * Một - Nhiều

    * Nhiều - Một

    * Nhiều - Nhiều

    Rõ ràng, Nhiều - Nhiều là thứ quan hệ tổng quát nhất. Cho nên khi nói đến JOIN ta hiểu ngầm với nhau đó là trường hợp này, ba trường hợp trên không cần quan tâm.

    3. Khi nào dùng JOIN?
    Chủ yếu dùng JOIN khi muốn truy xuất dữ liệu RA để xem. Khái niệm quen thuộc ở đây là View. View không chứa dữ liệu mà nó chỉ chứa câu lệnh (thường gọi là câu query, hay câu truy vấn) định nghĩa cách lấy dữ liệu từ các bảng. Nói cách khác, View - Select - Join là ba khái niệm (hay 3 từ khóa) thường xuyên đi kèm với nhau.

    Stored Procedure mạnh mẽ hơn View nhiều lần (và tất nhiên cũng phức tạp hơn nhiều lần): Làm cả 4 việc, vừa lấy dữ liệu ra để xem, vừa thêm (insert), vừa sửa (update), vừa xóa (delete). Mặc dù khi sửa, xóa đôi khi vẫn thấy xuất hiện JOIN dùng chung với FROM để tạo câu lệnh điều kiện cho thao tác sửa, xóa nhưng nói chung cách làm này không được ưa chuộng. Cách phổ biến hơn mà các lập trình viên thường làm là dùng subquery (câu truy vấn phụ) cùng với WHERE.

 

 
Trang 1 của 2 12 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •