Chào mừng đến với Diễn đàn lập trình - Cộng đồng lập trình.
Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 13
  1. #1
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0

    Phỏng vấn tại Fsoft, CMC và Misa ....

    Đây là một tâm sự của 1 người bạn trên facebook. Cả nhà cùng đọc và ngẫm nhé:

    Đa số người, chúng ta bắt đầu quá trình làm việc tại một công ty nào đó bằng việc tham gia một buổi phỏng vấn-phỏng vấn tuyển dụng. Ý tôi là, không phải những đánh giá đầu tiên về công ty của nhân viên từ ngày đầu đi làm, những đánh giá đó bắt đầu ngay từ những buổi phỏng vấn mà họ phải trải qua và trúng tuyển. Trưa nay tôi vừa tham dự một buổi phỏng vấn tuyển dụng tại tầng 10 tòa nhà FPT Cầu Giấy, và nó là buổi phỏng vấn tệ hại thứ 3 từ trước tới nay của tôi. Dưới đây tôi sẽ kể cả 3 câu chuyện này.

    Những buổi phỏng vấn tồi tệ

    Tôi được hẹn gặp lúc 2h và tất nhiên như đa số các bạn biết, không dại gì gây ấn tượng không tốt với nhà tuyển dụng về việc đến trễ, tôi đã tới đúng giờ, gọi điện tới bộ phận nhân sự thông báo việc có mặt của mình. Việc phải đợi tới lượt mình phỏng vấn là chuyện rất thường gặp nhưng chuyện ít gặp hơn là tôi phải đợi 30p mới thấy người ta giới thiệu cho mình một chỗ lịch sự hơn trước của thang máy và cầu thang bộ để ngồi đợi. Đó mới chỉ là bắt đầu của một loạt ấn tượng xấu của tôi về Fsoft qua buổi phỏng vấn này. Người phỏng vấn thậm chí còn nhầm tên tôi, anh ta không giới thiệu tên mình, có lẽ với anh thì tên là một thứ không quan trọng. Anh không mang theo CV của tôi hay bất cứ thứ gì nói về tôi những câu hỏi đầu tiên anh hỏi chính là những thông tin đáng ra anh đã có hoặc cũng có thể với anh việc gửi CV trước là một điều hoàn toàn không cần thiết, anh ta thích nói chuyện hơn. Đây cũng là lần đầu tiên tôi thấy một nhà tuyển dụng nói nhiều hơn cả ứng viên trả lời. Sau khoảng 30p thì tôi cảm thấy Fsoft hoàn toàn không phù hợp với mong muốn công việc của bản thân mình và tốt hơn hết không nên kéo dài sự tồi tệ này.

    Câu chuyện thứ 2 về CMC software. Tôi up CV của mình lên một số trang career, không lạ gì khi một ngày đẹp giời có một nhân viên nhân sự gọi điện tới. Khi tôi tới phỏng vấn, tôi hoàn toàn ngạc nhiên bởi vị trí họ yêu cầu hoàn toàn không phù hợp, thậm chí còn không nằm trong chuyên môn của tôi. Không chỉ có vậy, họ đang cần những người chưa có kinh nghiệm đi làm để đào tạo. Người phỏng vấn tôi hôm đó xem ra rất bận, và anh ta giận dữ với tôi như thể đã làm mất thời gian của anh. Tôi chỉ thấy thật hài hước.

    Một lần khác là với MISA, công ty chuyên viết phần mềm kế toán. Cũng như CMC, tôi không hề apply CV tới MISA, tôi nhận được điện thoại hẹn phóng vấn, người ta thậm chí còn không quan tâm tôi có sẵn sàng đi làm chỗ họ không? Thời điểm đó MISA đang phát triển phiên bản trên môi trường web sử dụng Silverlight, tôi đã nghĩa có thể họ sẽ cần những vị trí mới với kĩ năng về web phát triển mảng này. Khi tới chỗ phỏng vấn, tôi nhận ra nó là một buổi thi tuyển chứ không phải phỏng vấn như trong điện thoại nói, tệ hơn, không như tôi nghĩ họ tuyển không phải thế mạnh của tôi. Họ vơ contact tối từ danh sách học viên Aptech không biết từ đời tám hoánh nào. Lại một thứ mất thời gian.

    Time Wasted

    Trong article "Hire the best possible and retain them in the long term: while it is true that remuneration is a big factor in hiring, it is not" của Tan Chee Teik (http://www.entrepreneur.com/tradejou...7431708_1.html), một điều tác giả này nhấn mạnh, đó là đừng làm phí thời gian "Time Wasted" của các ứng viên. Tất nhiên thì tôi không phải là một dạng best possible nhưng những lời khuyên đó không thừa. Điều tôi đánh giá một buổi phỏng vấn là tệ hại không phải là mình có trúng tuyển hay không mà nó thực sự là mất thời gian vô ích. Trong 2 câu chuyện đầu, bạn chắc chắn thấy rằng nó không chỉ mất thời gian của ứng viên mà còn cả tài sản của công ty.
    Trong một buổi nói chuyện với chị Nguyễn Trường Anh Senior Manager, Business Development of Navigos Group & Vietnamworks.com, chị nhấn mạnh việc khi đăng tuyển, các công ty nên đưa những thông tin về vị trí và đặc thù công việc đang mong muốn tuyển người thay vì hàng loạt những skills mong muốn ứng viên phải có mà đôi khi trong xuốt quá trình làm việc, nhân viên này chẳng bao giờ dùng đến. Điều này rất quan trọng cho các ứng viên khi apply CV của mình với công ty, họ tự xác định và đánh giá được mình có phù hợp không. Tất nhiên, nhà tuyển dụng cũng sẽ nhận được những CV phù hợp hơn thay vì tiêu tốn tài sản và thời gian cho việc phỏng vấn tràn lan.

    Ai cũng cần được tôn trọng

    Một vấn đề khác là sự tôn trọng, đa số những bạn đi phỏng vấn có đủ sự tôn trọng đối với công ty, còn không phải công ty nào cũng có đủ sự tôn trọng đó. Câu chuyện đầu tiên là một ví dụ. Một lần khác tôi nhận được một cuộc hẹn phỏng vấn từ một công ty mà tôi không nhớ nổi tên, sau khi check lại thời gian thì tôi nhận thấy mình không thể tới vào thời điểm đó, tôi đã gọi lại cho bộ phận nhân sự, thậm chí họ còn không sắp xếp một buổi khác hoặc không hề đưa ra lí do vì sao như vậy. Những công ty như vậy có lẽ đơn thuần chỉ nhìn nhận mình như một kẻ đi tạo cơ hội cho người khác thay vì một thông điệp rằng tôi muốn bạn ngồi cùng con thuyền với chúng tôi. Họ quên rằng, chúng ta không thiếu những cơ hội mà đôi khi có thể tốt hơn. Hơn nữa, với cá nhân tôi thông điệp trên không thể hiện sự quý trọng nhân viên một cách đúng mực, nó cũng không phải là hình ảnh một công ty tốt để tôi lựa chọn.

    H bạn tôi, hiện đang trong giai đoạn đi tìm việc, bạn khó khăn hơn tôi nhiều bởi hoàn toàn chưa có kinh nghiệm và thực sự rất cần một công việc. H cũng lose khá nhiều nhưng một công ty để lại ấn tượng rất cho H khi từ chối bạn, bởi họ đã làm một công việc đơn giản nhưng không thường gặp, trả lời CV của H những lí do rõ ràng H không đáp ứng được yêu cầu của họ. Tôi không dám chắc việc H quay lại làm ở công ty trên khi đủ tiêu chuẩn, nhưng rõ ràng họ đã tạo được một hình ảnh tốt cho không chỉ riêng H.

    Tôi có thể sẽ còn phải tham gia thêm nhiều buổi phỏng vấn nữa, hi vọng không phải trải qua những điều tồi tệ như thế này nữa.

    Nguồn: http://www.hrlink.vn/diendan/index.php?showtopic=16622

  2. #2
    Nghe có vẻ bài viết được viết bởi một writer nhỉ?

    Nếu lấy nhân viên phỏng vấn ra để đánh giá một công ty, Kevin nghĩ bạn này có một sự tự kiêu rất cao đấy nhỉ?

  3. #3
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi AlexF
    Đây là một tâm sự của 1 người bạn trên facebook. Cả nhà cùng đọc và ngẫm nhé:

    Đa số người, chúng ta bắt đầu quá trình làm việc tại một công ty nào đó bằng việc tham gia một buổi phỏng vấn-phỏng vấn tuyển dụng. Ý tôi là, không phải những đánh giá đầu tiên về công ty của nhân viên từ ngày đầu đi làm, những đánh giá đó bắt đầu ngay từ những buổi phỏng vấn mà họ phải trải qua và trúng tuyển. Trưa nay tôi vừa tham dự một buổi phỏng vấn tuyển dụng tại tầng 10 tòa nhà FPT Cầu Giấy, và nó là buổi phỏng vấn tệ hại thứ 3 từ trước tới nay của tôi. Dưới đây tôi sẽ kể cả 3 câu chuyện này.

    Những buổi phỏng vấn tồi tệ

    Tôi được hẹn gặp lúc 2h và tất nhiên như đa số các bạn biết, không dại gì gây ấn tượng không tốt với nhà tuyển dụng về việc đến trễ, tôi đã tới đúng giờ, gọi điện tới bộ phận nhân sự thông báo việc có mặt của mình. Việc phải đợi tới lượt mình phỏng vấn là chuyện rất thường gặp nhưng chuyện ít gặp hơn là tôi phải đợi 30p mới thấy người ta giới thiệu cho mình một chỗ lịch sự hơn trước của thang máy và cầu thang bộ để ngồi đợi. Đó mới chỉ là bắt đầu của một loạt ấn tượng xấu của tôi về Fsoft qua buổi phỏng vấn này. Người phỏng vấn thậm chí còn nhầm tên tôi, anh ta không giới thiệu tên mình, có lẽ với anh thì tên là một thứ không quan trọng. Anh không mang theo CV của tôi hay bất cứ thứ gì nói về tôi những câu hỏi đầu tiên anh hỏi chính là những thông tin đáng ra anh đã có hoặc cũng có thể với anh việc gửi CV trước là một điều hoàn toàn không cần thiết, anh ta thích nói chuyện hơn. Đây cũng là lần đầu tiên tôi thấy một nhà tuyển dụng nói nhiều hơn cả ứng viên trả lời. Sau khoảng 30p thì tôi cảm thấy Fsoft hoàn toàn không phù hợp với mong muốn công việc của bản thân mình và tốt hơn hết không nên kéo dài sự tồi tệ này.

    Câu chuyện thứ 2 về CMC software. Tôi up CV của mình lên một số trang career, không lạ gì khi một ngày đẹp giời có một nhân viên nhân sự gọi điện tới. Khi tôi tới phỏng vấn, tôi hoàn toàn ngạc nhiên bởi vị trí họ yêu cầu hoàn toàn không phù hợp, thậm chí còn không nằm trong chuyên môn của tôi. Không chỉ có vậy, họ đang cần những người chưa có kinh nghiệm đi làm để đào tạo. Người phỏng vấn tôi hôm đó xem ra rất bận, và anh ta giận dữ với tôi như thể đã làm mất thời gian của anh. Tôi chỉ thấy thật hài hước.

    Một lần khác là với MISA, công ty chuyên viết phần mềm kế toán. Cũng như CMC, tôi không hề apply CV tới MISA, tôi nhận được điện thoại hẹn phóng vấn, người ta thậm chí còn không quan tâm tôi có sẵn sàng đi làm chỗ họ không? Thời điểm đó MISA đang phát triển phiên bản trên môi trường web sử dụng Silverlight, tôi đã nghĩa có thể họ sẽ cần những vị trí mới với kĩ năng về web phát triển mảng này. Khi tới chỗ phỏng vấn, tôi nhận ra nó là một buổi thi tuyển chứ không phải phỏng vấn như trong điện thoại nói, tệ hơn, không như tôi nghĩ họ tuyển không phải thế mạnh của tôi. Họ vơ contact tối từ danh sách học viên Aptech không biết từ đời tám hoánh nào. Lại một thứ mất thời gian.

    Time Wasted

    Trong article "Hire the best possible and retain them in the long term: while it is true that remuneration is a big factor in hiring, it is not" của Tan Chee Teik (http://www.entrepreneur.com/tradejou...7431708_1.html), một điều tác giả này nhấn mạnh, đó là đừng làm phí thời gian "Time Wasted" của các ứng viên. Tất nhiên thì tôi không phải là một dạng best possible nhưng những lời khuyên đó không thừa. Điều tôi đánh giá một buổi phỏng vấn là tệ hại không phải là mình có trúng tuyển hay không mà nó thực sự là mất thời gian vô ích. Trong 2 câu chuyện đầu, bạn chắc chắn thấy rằng nó không chỉ mất thời gian của ứng viên mà còn cả tài sản của công ty.
    Trong một buổi nói chuyện với chị Nguyễn Trường Anh Senior Manager, Business Development of Navigos Group & Vietnamworks.com, chị nhấn mạnh việc khi đăng tuyển, các công ty nên đưa những thông tin về vị trí và đặc thù công việc đang mong muốn tuyển người thay vì hàng loạt những skills mong muốn ứng viên phải có mà đôi khi trong xuốt quá trình làm việc, nhân viên này chẳng bao giờ dùng đến. Điều này rất quan trọng cho các ứng viên khi apply CV của mình với công ty, họ tự xác định và đánh giá được mình có phù hợp không. Tất nhiên, nhà tuyển dụng cũng sẽ nhận được những CV phù hợp hơn thay vì tiêu tốn tài sản và thời gian cho việc phỏng vấn tràn lan.

    Ai cũng cần được tôn trọng

    Một vấn đề khác là sự tôn trọng, đa số những bạn đi phỏng vấn có đủ sự tôn trọng đối với công ty, còn không phải công ty nào cũng có đủ sự tôn trọng đó. Câu chuyện đầu tiên là một ví dụ. Một lần khác tôi nhận được một cuộc hẹn phỏng vấn từ một công ty mà tôi không nhớ nổi tên, sau khi check lại thời gian thì tôi nhận thấy mình không thể tới vào thời điểm đó, tôi đã gọi lại cho bộ phận nhân sự, thậm chí họ còn không sắp xếp một buổi khác hoặc không hề đưa ra lí do vì sao như vậy. Những công ty như vậy có lẽ đơn thuần chỉ nhìn nhận mình như một kẻ đi tạo cơ hội cho người khác thay vì một thông điệp rằng tôi muốn bạn ngồi cùng con thuyền với chúng tôi. Họ quên rằng, chúng ta không thiếu những cơ hội mà đôi khi có thể tốt hơn. Hơn nữa, với cá nhân tôi thông điệp trên không thể hiện sự quý trọng nhân viên một cách đúng mực, nó cũng không phải là hình ảnh một công ty tốt để tôi lựa chọn.

    H bạn tôi, hiện đang trong giai đoạn đi tìm việc, bạn khó khăn hơn tôi nhiều bởi hoàn toàn chưa có kinh nghiệm và thực sự rất cần một công việc. H cũng lose khá nhiều nhưng một công ty để lại ấn tượng rất cho H khi từ chối bạn, bởi họ đã làm một công việc đơn giản nhưng không thường gặp, trả lời CV của H những lí do rõ ràng H không đáp ứng được yêu cầu của họ. Tôi không dám chắc việc H quay lại làm ở công ty trên khi đủ tiêu chuẩn, nhưng rõ ràng họ đã tạo được một hình ảnh tốt cho không chỉ riêng H.

    Tôi có thể sẽ còn phải tham gia thêm nhiều buổi phỏng vấn nữa, hi vọng không phải trải qua những điều tồi tệ như thế này nữa.

    Nguồn: http://www.hrlink.vn/diendan/index.php?showtopic=16622
    Kể đi phỏng vấn thế cũng bực, tôi thì mấy lần Apply vào 1 trong số những công ty trên mà không hề được reply không biết tại weak CV hay lại gặp những nhàtuyển dụng đầy như vậy

  4. #4
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0

    1. Có nhiều điểm ko đồng tình với tác giả, nhưng có 2 thứ không đồng tình với aHai là:
    a. Về nguyên tắc giao tiếp, không giới thiệu tên mình trước khi phỏng vấn thì không hợp lý lắm.
    b. CV không hẳn chỉ là skill, điều quan trọng không kém mà 1 ntd cần xem xét trong cv là carrer path, carrer objective, những thông tin đó sẽ cho ntd và ucv xem có phù hợp hay ko ?
    Quên , chưa nói rõ : phỏng vấn ứng viên thì chia làm 2 loại , có process khác hẳn nhau
    1: Dành cho fresher : Apply như anh đã trình bày ở trên, carrer path và những thứ khác thì hỏi mới rõ được chứ đâu có thể căn cứ vào những gì ứng viên ghi trong CV.Vì ai chả ghi kiểu : "em mong muốn cộng tác lâu dài..etc " ,còn technical thì ai cũng ghi " Good OOP , C#, Java skill "... đọc na ná giống nhau -->nhiều bạn copy từ 1 template, tích vô 1 đống skill trong khi hỏi ra mới hay là không có...Còn hỏi về ý muốn cộng tác lâu dài hay không, có đam mê không thì vài câu sau là biết liền :
    - Bạn có gia đình chưa
    - Bạn có hộ khẩu ở Hà Nội không
    - Bạn có người yêu chưa
    - Người yêu của bạn đang làm ở đâu..etc
    - Bạn có tự viết đc phần mềm nào không?
    etc...
    Với fresher thì mình ko quan tâm nhiều đến kỹ thuật của bạn ( vì chắc chắn 99% là phải đào tạo lại ) mà quan tâm đến tính cách nhiều hơn ....
    2 : Dành cho người đã có kn, hay thuộc loại cầu hiên ( CV , chế độ đãi ngộ, hợp đồng...etc phải thảo luận kỹ )
    Tác giả topic thì thuộc loại 1.

  5. #5
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0
    Nói chung là dạng nào thì em cũng không đồng ý quan điểm không đọc CV của ứng viên. Cái đấy còn có tác dụng chọn lọc ứng viên trước khi gọi đến phỏng vấn.

    Đối với sinh viên mới ra trường, có thể CV của họ không được tốt, nhưng nhìn vào CV và những gì họ gửi đến ban đầu cũng đoán được một số tính cách khi làm việc như là: Cẩu thả hay cẩn thận, có sáng tạo hay không, có khả năng để tìm hiểu để giải quyết vấn đề hay không... Và một số thông tin khác như là: có thường xuyên thay đổi công việc không, đã làm được những gì, ...

    Chưa kể là công việc tốt cũng là vấn đề cần được quan tâm của đời con người, vậy mà chỉ biết copy và paste, còn để lại cả lỗi, thì loại luôn cho nhanh.

  6. #6
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi nthung
    Kể đi phỏng vấn thế cũng bực, tôi thì mấy lần Apply vào 1 trong số những công ty trên mà không hề được reply không biết tại weak CV hay lại gặp những nhàtuyển dụng đầy như vậy
    chả nhà tuyển dụng nào có thời gian ngồi reply từng cv đâu bạn, họ chỉ reply lại cho những ai sẽ được mời đến interview thôi

  7. #7
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0
    @nthung: Bạn sai rồi, ko phải nhà tuyển dụng nào cũng vậy đâu, tùy vào thời điểm, mặc dù đa số là thế, nhưng GameLoft thì tôi thấy luôn reply lại. Hồi anh Vũ Trọng Cường còn làm bên HR thì ứng viên luôn được chăm sóc đầy đủ, bây giờ thì không biết thế nào.

  8. #8
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0
    Đọc bài viết dở òm, hèn gì mà tác giả phỏng vấn vào công ty nào cũng trượt, có lẽ tác giả là người không có tính kiên nhẫn, và năng lực thực sự chưa tốt cũng như khả năng giao tiếp và xử lý tính huống rất tồi.[IMG]images/smilies/dont_know.gif[/IMG]


    Người phỏng vấn thậm chí còn nhầm tên tôi, anh ta không giới thiệu tên mình, có lẽ với anh thì tên là một thứ không quan trọng.
    Nếu như có hàng chục ,trăm ứng viên mà nhớ được hẳn ứng viên này phải quen biết hoặc có ấn tượng đặc biệt cũng như biết chắc ứng viên này sẽ đạt.Thêm nữa ,người phỏng vấn không cần phải giới thiệu tên .


    Anh không mang theo CV của tôi hay bất cứ thứ gì nói về tôi những câu hỏi đầu tiên anh hỏi chính là những thông tin đáng ra anh đã có hoặc cũng có thể với anh việc gửi CV trước là một điều hoàn toàn không cần thiết, anh ta thích nói chuyện hơn.
    Sai lầm thứ hai, bạn này quá máy móc và ấu trĩ,kinh nghiệm của tôi là không nên xem CV của bất kỳ ứng viên trước khi phỏng vấn ( ngoại trừ các trường hợp đặc biệt ), vì đa số CV của các bạn toàn vẽ màu hồng và thậm chí tôi cũng chẳng buồn nhìn vào bảng điểm của các bạn quá 3 giấy,tôi muốn đánh giá các bạn qua cách mà các bạn thể hiện .Nó nói nên năng lực và tính cách của các bạn ( ví dụ : có teamwork tốt không ) .

    Đây cũng là lần đầu tiên tôi thấy một nhà tuyển dụng nói nhiều hơn cả ứng viên trả lời. Sau khoảng 30p thì tôi cảm thấy Fsoft hoàn toàn không phù hợp với mong muốn công việc của bản thân mình và tốt hơn hết không nên kéo dài sự tồi tệ này.
    Mất đến 30 phút cho ứng viên này là quá nhiều .
    Việc chọn ứng viên không đơn giản chỉ là có đủ năng lực làm việc hay không mà còn nhiều tiêu chí để đánh giá nữa ( teamwork, tính cách, có nhiệt tình hay không !) . Ví dụ : có hai ứng viên cùng tốt nghiệp đại học, 1 ứng viên đã có kn, các bài test hoàn thành khá tốt, ứng viên còn lại thì skill yếu hơn ..tuy nhiên trong giai đoạn phỏng vấn thì ứng viên có skill tốt hơn lại trượt vì tranh luận về chế độ lương, thưởng, hợp đồng quá nhiều trong khi năng lực mới chỉ dừng ở mức tạm chấp nhận và vẫn phải đào tạo lại làm tôi có cảm giác cậu này sợ thiệt và ko nhiệt tình với công việc .Cũng sau một thời gian ngắn, nhờ vào sự nhiệt tình , đam mê , ứng viên có skill yếu đã học rất nhanh và đáp ứng đc công việc .
    Tổng kết : bài viết trên cho chúng ta thấy :
    - Làm việc gì cũng phải kiên nhẫn ,dục tốc bất đạt, không nên suy nghĩ theo kiểu " với kẻ thua cuộc thì người chiến thắng chỉ là may mắn" ,cần phải nhìn nhận lại điểm yếu , mạnh của mình để có thay đổi hợp lý , nhằm chuẩn bị cho mục tiêu tiếp theo .
    Hải

  9. #9
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0
    Mã nguồn PHP:
    Đọc bài viết dở òm, hèn gì mà tác giả phỏng vấn vào công ty nào cũng trượt, có lẽ tác giả là người không có tính kiên nhẫn, và năng lực thực sự chưa tốt cũng như khả năng giao tiếp và xử lý tính huống rất tồi. Trích dẫn: Người phỏng vấn thậm chí còn nhầm tên tôi, anh ta không giới thiệu tên mình, có lẽ với anh thì tên là một thứ không quan trọng. Nếu như có hàng chục ,trăm ứng viên mà nhớ được hẳn ứng viên này phải quen biết hoặc có ấn tượng đặc biệt cũng như biết chắc ứng viên này sẽ đạt.Thêm nữa ,người phỏng vấn không cần phải giới thiệu tên . Trích dẫn: Anh không mang theo CV của tôi hay bất cứ thứ gì nói về tôi những câu hỏi đầu tiên anh hỏi chính là những thông tin đáng ra anh đã có hoặc cũng có thể với anh việc gửi CV trước là một điều hoàn toàn không cần thiết, anh ta thích nói chuyện hơn. Sai lầm thứ hai, bạn này quá máy móc và ấu trĩ,kinh nghiệm của tôi là không nên xem CV của bất kỳ ứng viên trước khi phỏng vấn ( ngoại trừ các trường hợp đặc biệt ), vì đa số CV của các bạn toàn vẽ màu hồng và thậm chí tôi cũng chẳng buồn nhìn vào bảng điểm của các bạn quá 3 giấy,tôi muốn đánh giá các bạn qua cách mà các bạn thể hiện .Nó nói nên năng lực và tính cách của các bạn ( ví dụ : có teamwork tốt không ) . Trích dẫn: Đây cũng là lần đầu tiên tôi thấy một nhà tuyển dụng nói nhiều hơn cả ứng viên trả lời. Sau khoảng 30p thì tôi cảm thấy Fsoft hoàn toàn không phù hợp với mong muốn công việc của bản thân mình và tốt hơn hết không nên kéo dài sự tồi tệ này. Mất đến 30 phút cho ứng viên này là quá nhiều . Việc chọn ứng viên không đơn giản chỉ là có đủ năng lực làm việc hay không mà còn nhiều tiêu chí để đánh giá nữa ( teamwork, tính cách, có nhiệt tình hay không !) . Ví dụ : có hai ứng viên cùng tốt nghiệp đại học, 1 ứng viên đã có kn, các bài test hoàn thành khá tốt, ứng viên còn lại thì skill yếu hơn ..tuy nhiên trong giai đoạn phỏng vấn thì ứng viên có skill tốt hơn lại trượt vì tranh luận về chế độ lương, thưởng, hợp đồng quá nhiều trong khi năng lực mới chỉ dừng ở mức tạm chấp nhận và vẫn phải đào tạo lại làm tôi có cảm giác cậu này sợ thiệt và ko nhiệt tình với công việc .Cũng sau một thời gian ngắn, nhờ vào sự nhiệt tình , đam mê , ứng viên có skill yếu đã học rất nhanh và đáp ứng đc công việc . Tổng kết : bài viết trên cho chúng ta thấy : - Làm việc gì cũng phải kiên nhẫn ,dục tốc bất đạt, không nên suy nghĩ theo kiểu " với kẻ thua cuộc thì người chiến thắng chỉ là may mắn" ,cần phải nhìn nhận lại điểm yếu , mạnh của mình để có thay đổi hợp lý , nhằm chuẩn bị cho mục tiêu tiếp theo . Hải  
    1. Có nhiều điểm ko đồng tình với tác giả, nhưng có 2 thứ không đồng tình với aHai là:
    a. Về nguyên tắc giao tiếp, không giới thiệu tên mình trước khi phỏng vấn thì không hợp lý lắm.
    b. CV không hẳn chỉ là skill, điều quan trọng không kém mà 1 ntd cần xem xét trong cv là carrer path, carrer objective, những thông tin đó sẽ cho ntd và ucv xem có phù hợp hay ko ?

    Đơn cử trường hợp bác TQN mà có nộp đơn vào FSO,TMA thì đường nào 2 bên cũng khó thống nhất, về lợi ích, về mục tiêu nghề nghiệp, về nhiều thứ nữa.

    Ai dám bảo bác TQN kinh nghiệm kém ? Vậy vấn đề là ntd phải hiểu rằng ucv cần gì ở công ty về vấn đề công việc

    ("Tôi muốn làm về cái này cái này cái này, công ty có việc đó kO ?, Tôi muốn sao n năm nữa tôi có thể đạt được cái này cái này cái này, công ty có thể thỏa mãn điều đó ko ? .... ")

  10. #10
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0
    mình vừa mới vượt qua vòng thi tuyển vào FPT ,tuần sau đi phỏng vấn [IMG]images/smilies/biggrin.png[/IMG]
    để xem thế nào [IMG]images/smilies/biggrin.png[/IMG]

 

 
Trang 1 của 2 12 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •