Chào mừng đến với Diễn đàn lập trình - Cộng đồng lập trình.
Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 11
  1. #1
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0

    Bộ gõ chữ việt mới

    BỘ GÕ CHỮ VIỆT MỚI

    Chào quý vị và các bạn,
    Bộ gõ chữ Việt mới được xây dựng trên cơ sở lý thuyết của đề án Chữ Việt mới, mang tính trao đổi nội bộ miễn phí, nhằm hỗ trợ những ai thích làm quen với chữ này dùng thử, cũng có thể áp dụng ngay cho công việc hàng ngày của mình một cách hiệu quả.

    Dùng bộ gõ này ta có thể đánh máy văn bản bằng "Chữ Việt mới" không dấu, ngắn gọn hơn,nhưng vẫn hiện ra ngay chữ có dấu hoàn chỉnh. Nhìn tổng thể bộ gõ này nhanh hơn so với các bộ gõ khác.

    Do tính chất tạm thời, bộ gõ này chưa thực hiện việc viết liền từ kép mà vẫn gõ rời từng từ đơn âm.

    Cũng xin lưu ý bảng macro dùng để soạn bộ gõ này đã đầy. Tránh cho thêm dữ liệu vào phá hỏng bộ gõ .

    Thành thực cảm ơn TS Phạm Kim Long – tác giả chương trình Unikey.

    Chú ý: Để dễ dàng sử dụng bộ gõ này, trước tiên các bạn hãy đọc "tài liệu chữ Việt mới" theo link sau:

    http://www.mediafire.com/?zzyguhnnjxv

    CÁCH SỬ DỤNG BỘ GÕ

    l. Cài đặt:

    Bước 1: Bạn hãy download 2 files sau đây về máy của bạn:
    - File “Unikey 4.0 RC2” từ trang Web: http://www.unikey.org
    - File “ukmacro.txt” theo link:
    http://www.mediafire.com/?6q91p089fisbsj5
    Bước 2: Bạn bật “unikey 4.0 RC2” lên và đặt chế độ điều khiển: Bảng mã Unicode và kiểu gõ VNI.
    Sau đó bấm vào nút “Mở rộng”. Đánh dấu vào ô “Cho phép gõ tắt”. Tiếp tục bấm nút “Bảng gõ tắt” hiện ra bảng “Macro definition”. Phía dưới sau chữ “File gõ tắt” là đường dẫn đến vị trí phải cài đặt file “ukmacro.txt”. Theo đường dẫn đó bạn copy-paste file này vào đúng vị trí đó, rồi quay trở lại bảng “Unikey 4.0 RC2” bấm vào nút “Kết thúc” là xong.

    ll. Cách gõ:

    1.Quy tắc chung:

    Mỗi từ (đơn) được gõ theo thứ tự sau:

    Phụ âm đầu...Ctrl...vần...chữ thanh...dấu cách(hoặc dấu chấm câu)

    Chú thích:
    - Phụ âm đầu nói chung vẫn gõ như chữ cũ. Chỉ mới thực hiện 2 trong 9 sửa đổi về phụ âm đầu của chữ mới ( sẽ trình bày rõ ở phần 2. dưới đây ).
    - Tất cả các vần phải gõ theo chữ mới không dấu, nhưng hiển thị trên màn hình sẽ là chữ Quốc ngữ có dấu.
    - Ctrl là phím nằm ở góc bên trái thuộc hàng dưới cùng của bàn phím.
    - Chữ thanh là: f (huyền); d (hỏi); k (ngã); s (sắc); b (nặng).
    - Dấu cách (space) và dấu chấm câu ( , . ; : / “ < >…v…v…) gọi chung là dấu câu.
    ( Đối với những từ không có phụ âm đầu thì không cần gõ phím Ctrl )
    Thí dụ:
    Từ “Việt” gõ: V Ctrl is b dấu câu
    Từ “Nam”gõ: N am dấu câu (từ này giống chữ cũ không cần gõ Ctrl)
    Từ “ổn” gõ: ol d dấu câu (không có phụ âm đầu, không cần gõ Ctrl)

    2. Trường hợp đặc biệt:

    - Hầu hết các phụ âm đầu trong bộ gõ này vẫn gõ như chữ cũ, nhưng đặc biệt có hai phụ âm đầu “gi” và “qu” của chữ cũ rất phức tạp nên đổi sang gõ bằng “j” và “k” của chữ mới. Sau khi gõ “j”hoặc “k” xong, bỏ không gõ Ctrl (bắt buộc bỏ), gõ tiếp luôn vần và chữ thanh.
    Thí dụ:
    Từ “giống” gõ: jozs dấu câu ( không cần gõ Ctrl)
    Từ “giếng” gõ: jizs dấu câu ( không cần gõ Ctrl)
    Từ “quyết” gõ: kyss dấu câu ( không cần gõ Ctrl)
    Lưu ý rằng phụ âm mới “k” này biểu thị cho phụ âm cũ “qu”nên phải thực hiện “phép chuyển vần”.
    Thí dụ:
    Từ “qua” trong chữ cũ viết “qu+a” nhưng chữ mới viết “k+w” ( vần “a” chuyển thành vần “w”)
    Từ “quên” trong chữ cũ viết “qu+ên” nhưng chữ mới viết “k+un” (vần “ên” chuyển thành vần “un”)
    - Gõ “d9” hiển thị “đ”.
    - Gõ “i9” hiển thị “y”. Thí dụ: Gõ “i9l” hiển thị “yên“; gõ “i9ss” hiển thị “yết”
    - Muốn giữ nguyên một từ (hoặc một chữ) không bị chuyển đổi, sau khi gõ xong từ (hoặc chữ) đó, gõ phím Ctrl.








    Quý vị và các bạn thân mến


    Xin trả lời một số bạn đã email cho tôi hỏi về lợi ích của "Bộ gõ chữ Việt mới" và một số vướng mắc khi sử dụng bộ gõ này như sau:

    Bộ gõ này có ưu điểm là: gõ nhanh hơn vì chữ mới rất ngắn gọn và đỡ mỏi tay hơn vì các chữ thanh như f(huyền),d(hỏi),k(ngã), s(sắc) b(nặng) đều nằm ở giữa bàn phím. Mặt khác ta có thể không cần điều chỉnh gì thêm mà vẫn có thể đồng thời gõ 2 thứ tiếng Việt và Anh, cũng như đồng thời gõ 2 kiểu CM(Chữ mới) và VNI.

    Khi đang gõ tiếng Việt mà muốn gõ tiếng Anh chỉ cần lưu ý:
    -Đối với đại đa số từ tiếng Anh viết khác chữ Việt mới thí dụ như: time, space, earth, universe...thì cứ gõ bình thường và không cần phải gõ Ctrl.
    -Đối với một số rất ít từ tiếng Anh có hình thức viết giống chữ Việt mới như: old (ổn), ass (ắt), job (giọ), jam (giam)... thì sau khi gõ xong từ đó ta phải gõ Ctrl, rồi mới gõ đến dấu câu.

    Bạn nào quen gõ kiểu VNI có thể gõ xen kẽ, nghĩa là vẫn gõ kiểu VNI, nhưng gõ xen vào kiểu CM(Chữ mới)đối với những từ được viết ngắn hơn theo kiểu CM.

    Muốn viết chữ hoa ta cần chú ý 2 trường hợp:
    -Chỉ cần viết hoa chữ đầu của từ: Ánh Sáng gõ Aws Sags (Chỉ gõ chữ hoa đầu)
    -Viết hoa tất cả các chữ của từ: ÁNH SÁNG gõ AWS SAGS (Gõ tất cả chữ hoa)

    Một số bạn phàn nàn phải gõ phím Ctrl mất thời gian. Nếu bạn phân công ngón út của bàn tay trái chuyên trách gõ phím Ctrl thì cũng đỡ chậm nhiều đấy.





    Sau khi thử lại nhiều lần "Bộ gõ chữ Việt mới", mình thấy nếu chúng ta dùng bộ gõ này vào yahoo để email, chat...thì không có vướng mắc gì. Hoặc ta đánh máy vào microsoft word cũng rất hoàn hảo không có sai sót gì. Khi dùng bộ gõ này vào đại đa số các trang web vẫn tốt.

    Nhưng có một số rất ít (một vài) trang web chưa hoàn toàn tương thích nên xảy ra một lỗi kỹ thuật là lẫn lộn chữ hoa, thường.Nếu gặp trang web này, ta xử lý bằng cách gõ văn bản vào microsoft word trước, rồi copy-paste văn bản này vào trang web thì sẽ loại được lỗi kỹ thuật như mình đã nói. Các bạn có thể yên tâm sử dụng bộ gõ này vào công việc hàng ngày một cách thuận lợi và hiệu quả.

    Cảm ơn và chúc các bạn thành công!

  2. #2
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0
    Chào bạn.
    Hình như chúng ta có trao đổi vể lĩnh vực này ở diễn đàn khác rồi.

    Tôi hỏi bạn vài câu về vấn đề này:
    - Chữ Việt mới là cách gõ chữ Việt mới (bộ gõ Unikey ) như Telex, VNI, VIQR, ... ?
    - Chữ Việt mới chỉ là Macro - Gõ tắt - AutoCorrect đễ vẫn hiện ra ngay chữ có dấu hoàn chỉnh

    Mỗi người có cách dùng Macro - AutoCorrect khác nhau. Ví dụ gõ vn ==> Việt Nam là chuyện thường.

    Mỗi từ (đơn) được gõ theo thứ tự sau:
    Phụ âm đầu...Ctrl...vần...chữ thanh...dấu cách(hoặc dấu chấm câu)

    Nhanh đâu chưa thấy, có thêm phím Ctrl là đã thua rồi.
    Nếu bạn dùng hệ CJKV, Notepad++, IDE for NNLT, ... nó còn ghê hơn, một danh sách thả xuống tha hồ chọn cái mình định viết - máy tính ngày nay không còn là máy đánh chữ cổ điển - không chỉ là một âm tiết, một từ, một câu. Chưa nói nó link đến cả một bộ bách khoa toàn thư hay cả webSite,

    Con người có thói quen, nếu tôi khuyên ai đó dùng hệ hexDecimal - tiết kiệm và tiện lợi hơn hệ thập phân, nhất là trong lập trình, họ sẽ nghĩ sao ?

  3. #3
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0
    Chào bạn Van8Hien62,

    Rất vui được gặp lại bạn.

    Mình trả lời câu hỏi của bạn: Chữ Việt mới là gì ?

    Chữ Việt mới là một kiểu chữ cải tiến không dấu, ngắn gọn và viết liền từ kép, chỉ dùng trên máy tính. Vì nó được thiết kế phù hợp đồng thời với những đặc trưng của ngữ âm Việt và tin học hiện đại, nên nó khắc phục được tối đa những nhược điểm của chữ Quốc ngữ khi dùng vào tin học.

    Về vấn đề này tôi đã trình bày khá rõ trong các bài viết đăng tải trên các diễn đàn, mời bạn xem tại đây:

    http://www.mediafire.com/?zzyguhnnjxv

    Chữ Việt mới có hai chức năng: Nó vừa là chữ, lại vừa là cách gõ.

    - Nó là chữ, khi người dùng có thể viết và đọc trực tiếp bằng chữ này trên máy tính. Những người dùng có thể dùng chữ này để giao dịch với nhau hoặc làm các công việc trên máy mà không cần đến sự tích hợp tiếng Việt cho các chương trình, cũng như không cần đến bất kỳ bộ gõ tiếng Việt nào cả. Điều này đặc biệt có lợi đối với điện thoại di động, nếu ta dùng chữ này nhắn tin cho nhau sẽ tránh được nhiều hiểu lầm tai hại chết người. Vì hiện nay nhiều bạn nhắn tin thường lười nên chỉ đánh máy “Chữ Việt thiếu dấu”.


    - Nó cũng có thể là cách gõ tương tự như telex, VNI, VIQR…khi người dùng cần gõ một văn bản tiếng Việt có dấu để sử dụng trong đời sống. Lúc đó ta cần dùng “Bộ gõ chữ Việt mới” mà tôi posted trên đây. Để soạn bộ gõ này tôi sử dụng macro và unikey, nhưng macro chỉ là phương tiện chứ Chữ Việt mới không phải là macro.

    Các cách gõ telex,VNI, VIQR…chỉ có thể dùng để gõ chữ Việt có dấu chứ không dùng làm chữ được, vì khó đọc trực tiếp do chữ viết dài dòng, hoặc do thêm nhiều chữ số, hoặc do dấu tách ra khỏi chữ…

    Cách gõ tắt cũng có trở ngại là phải nhớ nhiều chữ viết tắt ( có khi hàng nghìn ) thuộc nhiều lĩnh vực.

    Thân ái

  4. #4
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0
    Cám ơn.
    May quá chúng ta còn nhận ra nhau.
    Nhiều năm rồi, mà bạn vẫn còn theo đuổi, tôi phục bạn. Hẳn là nó có gì đó đặc biệt, nhiều người khác chưa nhận ra, chưa thấy được cái bạn nhìn thấy.

    Về ngữ âm, tôi có biết, tạm gọi là biết. Về tin học tôi biết khá nhiều. Chúng ta có thể nói chuyện này được.
    - Nó vừa là chữ, tôi đồng ý. VIQR là một phát kiến, nó đã đóng góp rất lớn cho Việt Nam, lúc thế giới còn dùng bảng mã ASCII.
    - lại vừa là cách gõ, nó là hệ quả của vấn đề trên.

    //VIetnamese Quoted-Readable (VIQR)
    //https://vi.wikipedia.org/wiki/VIQR

    Trước đây tôi có thể đọc thông báo bằng tín hiệu Morse, tic tic tè tè, lâu rồi không dùng, nay quên hết. Cái thói quen của con người rất khó thay đổi, nhưng cũng mất đi khi gặp môi trường khác.

    Cái khó thuyết phục là chọn giải pháp ở phía cuối. Nếu bạn cung cấp ý tưởng này cho NCC thì tốt quá. Một ví dụ : Google hỗ trợ tốt, tốt hơn cả mong đợi, gần như mọi việc liên quan đến net, đến thông tin, tôi đều nhờ đến Google. Mọi đối thủ của Google nhanh chóng bị đánh bại. Họ đã coi thường khách hàng của họ. Lựa chọn, mua PC, mua điện thoại di động, tôi sẽ mua của Google. Ai không tốt, tôi tẩy chay. Hàng VNCLC tôi cũng không xài nếu dùng chữ "khong dau".

    Tôi sẽ tham khảo thêm về ý kiến của bạn.

    Thân
    Chúc bạn thành công.

    Ps: Về mặt IT tôi có thể hỗ trợ bạn

  5. #5
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0
    Cảm ơn bạn Van8Hien62 đã có nhã ý sẵn sàng hỗ trợ tôi về mặt IT. Tôi rất mong được hợp tác với bạn. Trước mắt, bạn có thể giúp tôi làm cách nào lược bỏ phím Ctrl khỏi “Bộ gõ chữ Việt mới” này, được không? Nếu làm được điều ấy thì tiện ích của bộ gõ này sẽ rất lớn.

    Tiện đây tôi cũng nói thêm vài ý: - Cách gõ tắt có khó khăn là phải nhớ nhiều chữ gõ tắt ( hàng nghìn ). Cũng có cách khác ta cứ gõ chữ tắt, màn hình sẽ hiện ra một danh sách để ta chọn, nhưng thời gian chọn nhiều khi lại lâu hơn gõ bình thường.

    - Tôi đồng ý với bạn về công lao lớn của VIQR, đã đưa tiếng Việt kịp thời hội nhập vào cộng đồng IT thế giới, trước cả khi có Unicode. Nhưng vì VIQR đánh dấu ra ngoài chữ nên khó đọc. Tôi nói “khó đọc” (hard to read) chứ không phải “không thể đọc được” (unreadable).

  6. #6
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Đang ở
    Số 60 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội
    Bài viết
    0
    Tôi đã từng tích hợp bộ gõ tiếng Việt cho các chương trỉnh viết trong Java, trên Ubuntu - ở thời điểm nó còn ít được hỗ trợ.
    Tôi cũng tìm hiểu các bộ gõ tiếng Việt trong Windows, đặc biệt là UniKey từ những version đầu tiên 3.x khi còn open source.

    Tôi đã quan sát các bộ gõ CJKV (Chinese -Japanese-Korean-Vietnamese) từ bước setup đến khi sử dụng.

    hiện ra một danh sách để ta chọn là giải pháp tốt, IDE trong lập trình, CJKV trong soạn thảo : rất hiệu quả - nhưng rất khó làm. Các bộ gõ tiếng Viềt trước - nay không hỗ trợ cách trên, còn CJK-Nôm thì không thể gõ bình thường để ra chữ tượng hình.
    //
    VIQR đánh dấu ra ngoài chữ nên khó đọc ? Tôi không hiểu ý này.

  7. #7
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0
    Bạn Van8Hien62 có thắc mắc về một câu mình phát biểu chưa rõ: “ VIQR đánh dấu ra ngoài chữ nên khó đọc “. Xin đính chính lại như sau: “ VIQR không đánh dấu phía trên chữ, mà đánh dấu bên cạnh chữ nên khó đọc”. ( Ở đây tôi muốn nói trường hợp coi VIQR không phải là bộ gõ, mà là chữ được đọc trực tiếp như ta đọc điện tín bằng telex mấy chục năm về trước).

    Nhân đây mình thử viết một câu bằng 5 kiểu chữ để bạn và mọi người so sánh:

    Quốc ngữ:Tôi đã có nghề nghiệp với đồng lương ổn định.

    Telex: Tooi ddax cos ngheef nghieepj vowis ddoongf luowng oonr ddinhj.

    VNI: To6i d9a4 co1 nghe62 nghie65p vo71i d9o62ng lu7o7ng o63n d9i5nh.

    VIQR: To^i dda~ co’ nghe^` nghie^.p vo*’i ddo^`ng lu*o*ng o^?n ddi.nh.

    Chữ mới: Toy dak kos ngefngifb voes dozf lyj olddiwb

    Ta thấy viết bằng Chữ mới là gọn nhất, khi đã quen thì cũng dễ đọc. Tuy chiều dài của câu xấp xỉ chữ Quốc ngữ, nhưng xóa bỏ được hoàn toàn dấu, nên đánh máy nhanh hơn; đỡ mệt óc hơn do không phải đánh vần từng chữ một.

    Nguyễn Ninh
    email: ngninh143@yahoo.com

  8. #8
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0
    Tôi thấy theo bạn thì chưa có gì khác biệt. Gần như tất cả các bộ gõ tiếng Việt đều hỗ trợ gõ tự do, thậm chí còn hỗ trợ gõ hỗn hợp. Ví dụ trong diễn dàn này,
    A. chọn tự động thì gõ gì cũng được - Telex, VNI, ... hay VIQR* (tôi không thử hết, có sai bỏ qua) - là chữ;
    B. còn khi off, không có bộ gõ thì nó ghi lại cách gõ
    C. khi cần thì chuyển đổi cách gõ (B) sang chữ (A); hay ngược lại.

    Còn khi đã quen thì, như phản xạ thì nói làm gì nữa. Hệ inch không khó với người Anh-Mỹ, nhưng chúng ta quen với hệ mét thì nó là cả một vấn đề lớn. Theo ngữ âm tiếng Việt thì :
    âm tiết ::= âm đầu + vần + thanh điệu

    Viết tay, đa số cũng làm vậy, (dấu phụ + dấu thanh) thêm vào cuối sau khi viết; ít ai hoàn thiện từng vị trí một.

  9. #9
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0
    Đây là một ứng dụng nhỏ tôi viết, mô tả sai khác giữa DotNet và chính tà chính tả Tiếng Việt.
    NetFxViqr.rar

    //=========
    Trong đó có đủ mã nguồn, các mô tả khác, ai quan tâm thêm có thể liên lạc trực tiếp với tôi qua điện thoại
    Ảnh minh họa chạy trên Win7


    Ảnh minh họa chạy trên WinXP

    //=========

    Hàm DateTime.ToString(fmt) sai chính tả Tiếng Việt.
    MainForm := Form2 :
    + cboLng để chọn ngôn ngữ, Tiếng Việt được ưu tiên.
    + DateTimePicker để nhập ngày tháng, CustomFormat = dd/MM/yyyy (VN)
    + DataGridView để hiện thị các ký tự của chuỗi nhận được
    - listDrw để hiện thị chuỗi, drawn manually, bằng hàm DrawString(...)
    - listBox để hiện thị chuỗi, drawn by the operating system

    (A) Chính tả Tiếng Việt.
    - Các bộ gõ tiếng Việt thông dụng (1),
    - Các tài liệu quy định, pháp quy (2).

    (B) NetFx thễ hiện tiếng Việt.
    - bằng bảng mã VIQR : ngữ âm (3)
    - bằng kiểu gõ VIQR : thể hiện (4)

    ví dụ, ngày Nhà giáo, 21/11, 'Tháng Mười Một'(A) khác với
    'Tháng Mười Một'(B), tuy nhìn chúng giống nhau như một.
    - Độ dài(Length) và những ký tự của chúng khác nhau.
    + Dấu thanh(3) là một ký tự độc lập - khác với (1) ghép chung :
    //mã ký tự viết dạng thập phân
    á = a(97) + ́(769), ờ = ơ(417) + ̀(768), ộ = ô(244) + ̣(803), ...
    //(1): á(225), ờ(7901), ộ(7879), ...
    //(1): hiện thị tốt hơn(Ưu), số ký tự của bảng mã dùng nhiều hơn(Nhược).

    Sai khác này che kín trong Windows, như listBox, notepad, WINWORD, ...
    Sai khác bộc lộ khi phân tích chuỗi(DataGridView), hay tự vẽ(listDrw)

    Vì (A) =/= (B) : khác, không bằng.
    Việc tìm kiếm, sắp xếp (và hiện thị - DrawMode) phải viết lại.
    Một khi hàm ToString() được mở rộng - Việt hóa - thì đại họa!
    Thảm họa đã bắt đầu từ rất lâu ..
    .. cho đến khi (A) <==> (B).//bằng, đồng nhất.
    //
    Còn đây là chữ NCC Viettel dùng chữ "khong dau", thông báo với KH

    //
    không biết đám kỹ sư IT i tờ ở đó phục vụ cho ai, học hành thế nào mà viết chữ không dấu.

    Trong diễn dàn này không ai bằng các chuyên da ở cty viển thông quân đội Việt Nam sao ? Nơi đó đang cần các bạn đóng góp tài trí cho chính mình, cho người thân, khách hàng, cho đất nước Việt Nam.

  10. #10
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0
    Nếu bạn quan tâm về chữ quốc ngữ, chúng ta không thể thơ ơ với những người không có chuyên môn, bàn chuyện xuông, nhằm trục lợi, làm rối loạn chữ viết đang dùng:

    http://www.thanhnien.com.vn/van-hoa-nghe-thuat/chu-quoc-ngu-da-lac-hau-chua-616096.html

    (trích) ... Theo PGS-TS Hai, “ngôn ngữ tuổi teen” được xem là ngôn ngữ viết thuộc phạm vi phương ngữ xã hội. “Ở góc nhìn như vậy, tôi đề nghị phải có một thái độ thích hợp để xem xét hiện tượng này. Từ đặc điểm của nó, tôi suy nghĩ đến vấn đề nên chăng hiệu chỉnh một vài con chữ của bộ chữ cái Việt, cũng như cách viết một số âm tiết tiếng Việt hiện nay. Từ đó đề xuất cách giải quyết chữ y trong những âm tiết có âm đệm /-w-/”. Ví dụ, cách viết chữ quốc ngữ hiện hành là /-uyê-/ thuyền, nguyệt, tuyết, huyền thì cách viết theo đề xuất của PGS-TS Hai là /-wiê-/ thwiền, ngwiệt, twiết, hwiền.

    Xem thêm:
    http://diendan.congdongcviet.com/threads/t334310::chu-quoc-ngu-da-lac-hau-chua.cpp?p=815219#post815219

 

 
Trang 1 của 2 12 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •