Đây là 1 trong 02 chủ đề tôi trình bày trước hội đồng giáo dục thường niên [IMG]images/smilies/smile.png[/IMG],
Các sinh viên có thể đọc để tham khảo !

Tóm tắt nội dung cơ bản :

Học lập trình cũng như học bất cứ một môn học nào , kể cả học võ hay học đàn, học đá bóng..... để thành công cần phải có 02 yếu tố cơ bản :
-1 là thời lượng thực hành : một võ sinh phải đấm bao cát không biết bao nhiều lần, một tay chơi đàn cũng sẽ có thời gian gảy đàn bầm cả tay, một lập trình viên phải là người đã từng code hàng chục, hàng trăm ngàn dòng mã...

- 2 là thực chiến , thực hành chỉ giúp bạn hoàn thành môn học ở mức độ cơ bản, muốn đi tới thành công phải có thực chiến , một lập trình giỏi sẽ phải là người từng chinh chiến qua nhiều dự án thức tế, nhiều đêm OT để hoàn thành plan đến độ thâm cả mắt , một võ sỹ giỏi hẳn nhiên phải đã thượng đài và bị bầm dập cũng như làm người khác bầm dập không biết bao nhiêu lần...

Đó là hai nguyên tắc cốt lõi để thành công , tuy nhiên hiện trạng đào tạo đại học của VN hiện tại tồn tại nhiều nghịch lý :

- Sinh viên ra trường có kỹ năng thực hành cực kỳ kém , còn "thực chiến" thì.... hầu như không có ( chỉ khoảng 10% sinh viên ra trường là có thể đáp ứng ngay công việc còn lại phải đào tạo thêm hoặc loại bỏ )
....

Nguyên nhân cốt lõi :


- 1 Giáo trình : Nhà trường dạy không đúng với yếu cầu thực tế của đa số doanh nghiệp , lý thuyết dàn trải , nặng vê hoàn thành khối lượng học hơn là chất lượng sinh viên

- 2 Giảng viên : Kỹ năng của 90% giảng viên đại học là không tốt về mặt thực hành, thực chiến..... nhiều giảng viên giảng những lý thuyết khá là khó như multi thread , deadlock... lại chưa hề làm một dự án thật nào ...? , nhiều trường giữ lại sinh viên giỏi để làm giảng viên, đây là một sai lầm cực lớn dẫn đến phần lớn sinh viên được đào tạo bởi những người thầy chưa chín này làm hỏng [IMG]images/smilies/smile.png[/IMG] . Nếu bạn biết người thầy có 04 cấp độ : cấp thấp nhất : chỉ biết giảng , cấp 2 : biết giải thích , cấp 3: biết minh họa, cấp 4 :biết truyền cảm hứng, thì việc được giáo dục với những người thầy trẻ này chẳng khác gì mua hàng chất lượng không cao [IMG]images/smilies/smile.png[/IMG]

Giải pháp tạm thời

Để ứng phó tình hình , gần như 100% các doanh nghiệp lớn đều phải tổ chức các khóa đào tạo cho tân sinh viên , ít thì 1 tháng, nhiều thì 03 tháng, việc này kéo theo nhiều chi phí
tốn kém không kể xiết, FSOFT từng bỏ ra 1.5 tỷ chỉ đề đào tạo cho 1 khóa fresher tầm 60 sinh viên.....

Giải pháp đề xuất từ FTICO- Đại học FPT....

Đọc slide nhé... gõ mỏi quá
Tóm lại khóa INTERSHIP này sẽ hướng tới liên kết với cả các thầy cô đào tạo CNTT , nếu các thầy cô muôn gia tăng công lực để chém gió cho tốt thì hãy đến với chương trình thực tập ,
Các thầy cô sẽ là các leader của dự án, được trả lương như một senior , nếu có sai sót, sẽ được đội ngũ chuyên gia hỗ trợ tận răng.....
Mô hình làm việc sẽ giống như trong quân đội [IMG]images/smilies/smile.png[/IMG]
Mỗi sinh viên là một người lính
Mỗi thầy giáo là một sỹ quan chỉ huy
Mỗi dự án là một trận đánh, đã đánh tất thắng [IMG]images/smilies/smile.png[/IMG]..
Các kỹ năng , thái độ làm việc chuyên nghiệp như tuân thủ kỷ luật , tôn trọng đồng nghiệp và hợp tác tốt sẽ được rèn luyện trong giai đoạn này !